Máy hút ẩm thổi ra khí nóng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Bài viết sau đây Suadientu.vn sẽ cùng bạn đi sâu tìm hiểu về nguyên nhân tạo sao lại có hiện tượng này và các cách khắc phục hiệu quả khi máy hút ẩm tỏa ra nhiệt là nóng phòng.
NỘI DUNG
1. Tại sao máy hút ẩm thổi ra khí nóng?
Việc máy hút ẩm làm nóng phòng có thể nói là điều hoàn toàn bình thường. Bởi vì đây là đặc điểm nguyên lý hoạt động của thiết bị.
- Không khí ẩm trong phòng được hút vào và đi qua cuộn dây bay hơi. Bộ phận này được gọi là dàn lạnh của thiết bị. Tại đây hơi ẩm sẽ ngưng tụ thành nước.
- Sau đó, không khí khô hơn sẽ tiếp tục đi qua cuộn dây ngưng tụ. Còn gọi là dàn nóng. Ở bộ phận này sẽ sinh ra nhiệt, rồi được thổi trở lại phòng.
Chính vì vậy, luồng khí thổi ra thường sẽ ấm hơn không khí ban đầu. Thế nhưng bạn an tâm bởi vì khí ấm này không gây tăng nhiệt đáng kể trong phòng nhờ vào quá trình đối lưu không khí.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khí thổi ra quá nóng và kèm theo đó hiện tượng máy chạy kém hiệu quả, thì rất có thể đây là dấu hiệu của sự cố kỹ thuật. Có thể kể đến như quá tải, tắc nghẽn luồng gió, hoặc hỏng linh kiện. Trong trường hợp này người dùng cần kiểm tra và xử lý kịp thời.
2. Các bộ phận có vai trò tạo ra khí ấm của máy hút ẩm
Dưới đây là bốn bộ phận chính được kết hợp để tạo ra khí ấm trong quá trình hút ẩm. Mỗi bộ phận sẽ tương ứng với một vai trò cụ thể:
2.1. Máy nén (Compressor)
- Chức năng: Máy nén trong thiết bị hút ẩm dùng để lưu thông và nén chất làm lạnh trong hệ thống.
- Vai trò: Máy nén được tích hợp nhằm tạo áp lực cho chất làm lạnh di chuyển qua các cuộn dây. Bộ phận này đóng vai trò trung tâm trong việc trao đổi nhiệt cũng như loại bỏ độ ẩm khỏi không khí.
2.2. Cuộn dây bay hơi (Evaporator Coil)
- Chức năng: Cuộn dây bay hơi có tác dụng làm lạnh không khí ẩm được hút vào từ môi trường.
- Vai trò: Nguyên lý hoạt động của bộ phận này là khi không khí ẩm đi qua cuộn dây bay hơi, nhiệt độ hạ xuống làm cho hơi nước trong không khí ngưng tụ thành giọt nước và được giữ lại trong khay chứa.
2.3. Cuộn dây ngưng tụ (Condenser Coil)
- Chức năng: Trong máy hút ẩm thì cuộn dây ngưng tụ các chức năng giải phóng nhiệt từ chất làm lạnh sau khi đã thu nhận từ không khí.
- Vai trò: Không khí sau khi được làm khô sẽ đi qua cuộn dây ngưng tụ. Ở nơi đây nó hấp thụ nhiệt từ dàn nóng và trở nên ấm hơn trước khi được thổi ra ngoài.
2.4. Quạt (Fan)
- Chức năng: Quạt có tác dụng di chuyển không khí qua toàn bộ hệ thống.
- Vai trò: Quạt trong máy hút ẩm chịu trách nhiệm hút không khí ẩm vào máy. Sau đó thì đưa qua cuộn bay hơi để loại bỏ độ ẩm. Kế đến là qua cuộn ngưng tụ để làm ấm, rồi thổi khí khô và ấm trở lại môi trường.
Mối liên hệ giữa các bộ phận và việc tạo ra khí ấm được mô tả theo 3 quy trình sau:
- Không khí ẩm đi qua cuộn bay hơi. Ở nơi nó được làm lạnh để ngưng tụ hơi nước.
- Sau đó, luồng không khí khô hơn đi tiếp qua cuộn ngưng tụ. Tại đây nó hấp thụ nhiệt và trở nên ấm hơn.
- Cuối cùng, quạt sẽ thổi không khí khô và ấm trở lại phòng.
Với quy trình như vậy thì tình trạng máy hút ẩm tỏa nhiệt là chuyện bình thường.
3. Các nguyên nhân có thể làm tăng hơi nóng từ máy hút ẩm
Mặc dù máy hút ẩm thổi ra khí nóng nhẹ là do nguyên lý hoạt động. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng kết hợp với điều hòa khi cần hút ẩm vào mùa hè.
Nhưng nếu như bạn cảm thấy khí nóng hơn so với bình thường thì có thể là do một số nguyên nhân dưới đây:
3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ phòng đến khí thổi ra
Nhiệt độ phòng quá cao cũng có thể là nguyên nhân khiến không khí đầu vào vốn đã nóng. Sau đó khi đi qua cuộn ngưng tụ đến cuối cùng cũng sẽ thổi ra khí còn nóng hơn.
Đặc biệt vào mùa hè, nếu như bạn dùng máy hút ẩm trong phòng kín và không có điều hòa thì luồng khí có thể trở nên khá nóng.
Cách khắc phục trong trường hợp này để tránh máy hút ẩm làm nóng phòng là sử dụng kết hợp với máy lạnh hoặc trong không gian có điều hòa. Cách làm này giúp cải thiện hiệu quả hút ẩm và tránh tạo cảm giác nóng bức.
3.2. Tầm quan trọng của không gian thông thoáng cho máy hút ẩm
Khi máy hút ẩm được đặt ở không gian kín, chật hoặc có nhiều vật cản. Lúc này không khí nóng không thể thoát ra ngoài trong điều kiện máy hoạt động liên tục thì sẽ sinh nhiệt nhiều hơn.
Bạn nên đặt máy hút ẩm cách tường ít nhất 20–30 cm. Đồng thời bạn cần lựa chọn vị trí đặt sao cho tránh chắn lối gió vào/ra của máy để đảm bảo luồng khí lưu thông tốt.
3.3. Bộ lọc bẩn – nguyên nhân gây quá nhiệt
Bộ lọc không khí của máy hút ẩm bị bám bụi cũng sẽ cản trở lưu thông gió. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến máy phải hoạt động mạnh hơn để hút và thổi không khí. Từ đó có thể dễ gây ra tình trạng quá nhiệt.
Lưu ý về cách khắc phục khi máy hút ẩm thổi ra khí nóng trường hợp này là nên vệ sinh bộ lọc định kỳ mỗi 2–4 tuần. Nếu như bộ lọc đã quá cũ thì bạn nên thay mới để đảm bảo hiệu suất.
3.4. Vấn đề với máy nén và quạt
Máy nén (còn gọi là block) bị lỗi hoặc quạt trong máy hút ẩm không chạy đúng cách cũng sẽ là các nguyên nhân khiến thiết bị này không thể thực hiện quá trình hút ẩm và trao đổi nhiệt đúng chuẩn.
Hậu quả của quá trình này chính là nhiệt không được kiểm soát, khí thổi ra cũng sẽ nóng một cách bất thường.
Dấu hiệu để nhận biết sự cố này là thiết bị chạy ồn bất thường và không có nước ngưng tụ, hoặc khí thổi ra rất nóng.
3.5. Hoạt động kém hiệu quả dẫn đến thổi khí nóng
Khi thùng chứa nước đầy, máy hút ẩm có thể chuyển sang chế độ chờ hoặc chỉ còn hoạt động tương tự như một chiếc quạt thông thường. Nó không hút ẩm hiệu quả nhưng vẫn sinh ra nhiệt.
Ngoài ra, nếu như bạn dùng máy cho không gian quá rộng so với công suất thì thiết bị lúc này sẽ phải làm việc liên tục. Điều đó sẽ sinh nhiều nhiệt hơn.
Giải pháp cho trường hợp này là cần kiểm tra thùng chứa nước thường xuyên và phải đảm bảo dùng thiết bị đúng công suất.
3.6. Ảnh hưởng của cuộn dây bẩn
Tương tự như bộ lọc, cuộn dây bay hơi và ngưng tụ nếu như bị bám bụi cũng sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt.
Kết quả có thể sẽ là hơi ẩm không được loại bỏ triệt để. Đồng thời máy hút ẩm lúc này cũng sẽ tỏa ra nhiều nhiệt hơn trong khi hiệu suất giảm.
Người dùng cần vệ sinh cuộn dây định kỳ, đây là cách duy nhất để đảm bảo hiệu suất hoạt động cũng như tránh tăng nhiệt độ khí thổi ra.
4. Cách ngăn máy hút ẩm thổi ra khí nóng
Dưới đây là các biện pháp có thể giúp giảm hiện tượng máy hút ẩm tỏa nhiệt, đồng thời cũng giúp thiết bị hoạt động ổn định và tiết kiệm điện năng hơn:
4.1. Kiểm tra thùng nước và chế độ hoạt động
- Người dùng trước hết cần đảm bảo thùng chứa nước không bị đầy. Bởi vì khi đầy thiết bị sẽ ngừng hút ẩm nhưng vẫn chạy quạt và tạo cảm giác khí nóng hơn.
- Sau đó bạn hãy kiểm tra chế độ đãm bảo máy đang ở chế độ “Dehumidify”. Chế độ này có nghĩa là hút ẩm.
4.2. Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Cách tiếp theo là khi nhiệt độ môi trường thấp hơn, máy hút ẩm sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời nó cũng sẽ không cần làm việc quá sức mà sinh ra nhiều nhiệt.
Thế nên bạn có thể sử dụng điều hòa hoặc quạt hỗ trợ làm mát phòng. Đặc biệt là trong những ngày nóng để giảm áp lực lên máy hút ẩm.
4.3. Đảm bảo thông gió cho máy
- Đặt máy hút ẩm ở nơi thông thoáng và nên cách tường ít nhất 20–30 cm.
- Bạn nên tránh đặt máy hút ẩn trong góc kín hoặc gần vật dụng che chắn.
- Không khí trong phòng cũng cần được lưu thông tự do. Điều này để quá trình trao đổi nhiệt diễn ra trơn tru và giảm tình trạng máy tỏa nhiệt nhiều.
4.4. Vệ sinh và bảo trì định kỳ
- Người dùng cần vệ sinh bộ lọc khí của máy hút ẩm mỗi 2–4 tuần, tùy theo mức độ bụi bẩn trong môi trường sử dụng.
- Làm sạch cuộn dây (tên gọi khác là dàn lạnh và dàn nóng) bằng chổi mềm hoặc máy hút bụi. Điều này là để tăng hiệu suất trao đổi nhiệt, giảm lượng nhiệt sinh ra không cần thiết.
4.5. Tắt máy đúng cách và sử dụng hợp lý
- Khi không cần sử dụng máy hút ẩm, bạn cần tắt máy bằng nút nguồn. Lưu ý là tắt bằng nút nguồn chứ không phải chỉ rút phích cắm đột ngột. Điều này để máy có thời gian làm nguội dàn nóng.
- Không để máy hoạt động 24/7. Việc hoạt động liên tục như thế có thể làm cho thiết bị quá tải và sinh nhiệt liên tục. Bạn nên để máy nghỉ theo chu kỳ.
4.6. Tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên mà khí vẫn quá nóng thì có thể máy gặp sự cố kỹ thuật như: lỗi quạt, block, cảm biến…
Trong tình huống này, bạn nên liên hệ dịch vụ sửa máy hút ẩm chuyên nghiệp để kiểm tra và bảo trì toàn diện.
5. Các lưu ý khi sử dụng máy hút ẩm hiệu quả
Để hạn chế tình trạng máy hút ẩm làm nóng phòng, giúp thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả và không gây ra hiện tượng thổi khí quá nóng, bạn nên lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Không đặt máy gần nguồn nhiệt: Có thể kể đến như bếp, lò nướng hoặc dưới ánh nắng trực tiếp. Bạn cũng cần tránh làm tăng nhiệt độ đầu vào có thể khiến cho thiết bị phải làm việc quá tải.
- Đảm bảo không gian xung quanh máy thông thoáng: Bạn cần tránh đặt sát tường hoặc cạnh các vật dụng cản gió. Bởi vì luồng không khí cần được lưu thông tự nhiên để hỗ trợ quá trình hút ẩm và làm mát.
- Duy trì độ ẩm phòng ở mức lý tưởng từ 30–50%RH: Người dùng nên để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời mức lý tưởng này cũng giúp máy vận hành hiệu quả hơn.
- Vệ sinh hoặc thay thế bộ lọc định kỳ: Trung bình 2–4 tuần/lần hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này là để tránh bụi bẩn tích tụ, gây tắc nghẽn luồng khí và sinh nhiệt.
- Lau chùi bên ngoài máy thường xuyên: Cách làn này để giữ máy sạch sẽ, giảm bám bụi vào khe hút gió.
- Kiểm tra bình chứa nước hoặc ống thoát nước: Người dùng cần đảm bảo nước không bị tràn hoặc xảy ra các gián đoạn quá trình hút ẩm.
- Theo dõi và kiểm tra định kỳ các dấu hiệu hư hỏng: Có thể kể đến như tiếng ồn lạ, máy không ra nước, khí thổi quá nóng bất thường… Điều này là để kịp thời bảo trì.
Nói tóm lại, nếu máy vẫn hút ẩm của bạn vẫn bình thường, nước vẫn ngưng tụ và độ ẩm trong phòng giảm đều, thì việc máy hút ẩm thổi ra khí nóng là hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Nếu bạn không an tâm có thể liên hệ Suadientu.vn qua HOTLINE 0589 030 884 để được tư vấn kỹ hơn nhé.