Máy Hút Ẩm Có Mùi Hôi: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý Triệt Để

Sau một thời gian sử dụng, máy hút ẩm xuất hiện mùi hôi khó chịu là vấn đề khá phổ biến. Để tránh ảnh hưởng đến không khí và sức khỏe, bạn nên kịp thời áp dụng các cách xử lý và phòng ngừa mùi hôi từ máy hút ẩm được nêu trong bài viết sau. Suadientu.vn sẽ chia sẻ đến bạn nguyên nhân và cách xử lý triệt để khi máy hút ẩm có mùi hôi.

1. Tại sao máy hút ẩm bị hôi? Các nguyên nhân phổ biến

Tình trạng máy hút ẩm có mùi hôi là một vấn đề khá phổ biến mà nhiều người dùng gặp phải. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thiết bị đang bị bẩn, tích tụ vi khuẩn, khả năng hút ẩm giảm dần, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến, có thể là phát sinh mùi hôi ở máy hút ẩm. 

  • Máy hút ẩm có mùi lạ do bảo quản không đúng cách: Có một lỗi cơ bản là bọc kín máy hút ẩm sau mùa nồm ẩm nhưng lại không đảm bảo thiết bị đã khô ráo hoàn toàn. Lúc này lượng hơi ẩm còn sót lại trong dàn lạnh hoặc ở bên trong thiết bị sẽ không được thoát ra, sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, dẫn đến mùi ẩm mốc khó chịu. Thế nên, trước khi cất máy sau mùa nồm, người dùng hãy bật máy ở chế độ quạt (không hút ẩm) trong 2–3 giờ. Cách này là để làm khô hoàn toàn các bộ phận bên trong, nhất là là dàn lạnh và cánh quạt. Sau đó mới cất giữ máy ở nơi khô ráo, thoáng khí.
  • Mùi hôi do không vệ sinh máy: Nhiều người dùng chỉ chú ý đến lau chùi bên ngoài mà bỏ qua việc vệ sinh bên trong máy. Nơi đây tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn nhất. Các bộ phận cần làm sạch kỹ gồm: Dàn lạnh – nơi tích tụ bụi và hơi ẩm gây nấm mốc; Quạt gió vì dễ bám bụi và vi khuẩn từ trong không khí; Bộ lọc không khí, thường chứa bụi, vi khuẩn và cả khói thuốc; Bình chứa nước, nếu không rửa thường xuyên sẽ sinh mùi; và cửa hút/thoát khí, nơi dễ phát tán mùi hôi ra ngoài. Vệ sinh định kỳ giúp cho máy hút ẩm của bạn hoạt động hiệu quả và không gây mùi khó chịu.
  • Mùi hôi từ bộ lọc: Bộ lọc là nơi giữ lại bụi mịn, phấn hoa, lông thú… Khi không được vệ sinh thường xuyên, bụi bám dày có thể gây ra tình trạng máy hút ẩm bốc mùi. Đặc biệt, nếu máy từng hút phải khói thuốc, mùi dầu mỡ hay nước hoa, mùi hôi thì mùi hôi sẽ càng nồng và khó chịu. Người dùng cần tháo bộ lọc ra vệ sinh bằng nước sạch hoặc thay mới theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thường sau 3–6 tháng sử dụng).
  • Mùi hôi từ thiết bị bay hơi (dàn lạnh): Sau khi tắt máy, nếu như còn hơi ẩm trong dàn lạnh mà không có cơ chế sấy khô hoặc chống nấm mốc, thì chính là nơi rất dễ phát sinh mùi hôi lạ. Đặc biệt hơn là khi có bụi bẩn bám vào bề mặt dàn lạnh đang ẩm ướt thì quá trình phân hủy sinh học cũng sẽ xảy ra, gây ra mùi hôi rõ rệt.
  • Mùi hôi từ bình chứa nước: Bình chứa là nơi nước ngưng tụ từ không khí được thu lại. Cho dù đó là nước “sạch” nhưng trong thực tế thì nó mang theo nhiều vi khuẩn và bụi bẩn li ti. Nếu như nước này đọng lại lâu ngày, đặc biệt trong môi trường ẩm thì nấm mốc và vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng và gây mùi.
  • Mùi hôi từ cánh quạt: Đây là bộ phận chính chịu tác dụng hút và đẩy không khí. Khi mà không khí ẩm đi qua thì sẽ xảy ra tình trạng bụi bẩn kết hợp với độ ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc bám vào cánh quạt. Khi máy hút ẩm của bạn vận hành, cánh quạt quay sẽ phát tán mùi hôi ra khắp phòng.
  • Các nguồn mùi hôi khác (ít phổ biến): Máy hút ẩm đôi khi có mùi lạ là do nhựa mới, sẽ tự hết sau vài ngày. Mùi hắc cũng có thể là do rò rỉ gas, còn mùi khét trên máy hút ẩm có thể là cảnh báo cháy linh kiện. Người dùng cần ngắt điện ngay.
Tại sao máy hút ẩm bị hôi

2. Tác hại sức khỏe khi máy hút ẩm hôi

Máy hút ẩm có mùi khó chịu vừa làm bạn bức bối vừa âm thầm làm giảm chất lượng không khí, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.

  • Ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà: Mùi hôi từ máy hút ẩm là dấu hiệu cho biết không khí bạn sống đang bị ô nhiễm bởi vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn phát tán ngược từ bên trong thiết bị.
  • Gây ô nhiễm thứ cấp: Bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc tích tụ và sau đó phát tán rộng trong không gian, gây ô nhiễm không khí.
  • Tác động xấu đến hệ hô hấp: Mùi ẩm mốc trên máy hút ẩm cũng có dễ gây kích ứng mũi, họng và phổi. Điều này rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản…
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh do vi sinh vật trong không khí: Máy hút ẩm bẩn có thể phát tán vi khuẩn và nấm mốc ra không khí, làm tăng nguy cơ các bệnh hô hấp và dị ứng.
  • Hiệu quả hút ẩm giảm rõ rệt: Khả năng hút ẩm sẽ suy giảm khi mà máy hút ẩm bị bám bụi và vi khuẩn. Điều này khiến cho độ ẩm trong phòng không được kiểm soát tốt. Môi trường ẩm ướt tiếp tục là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi.
  • Gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt: Mùi hôi trong không khí cũng có thể khiến không gian trở nên ngột ngạt, bí bách, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.
Tác hại sức khỏe khi máy hút ẩm hôi

3. Hướng dẫn chi tiết cách khử mùi hôi máy hút ẩm tại nhà

3.1. Vệ sinh bình chứa nước: 

  • Cách làm: Để hạn chế tình trạng máy hút ẩm có mùi lạ bạn nên thường xuyên rửa sạch bình chứa nước. Điều này nhằm loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc. Bạn có thể dùng hỗn hợp giấm và nước (theo tỉ lệ 1:1) để khử trùng. Giấm có thể giúp tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn, đồng thời khử mùi hiệu quả.
  • Lưu ý khi vệ sinh bình chứa nước: Ngay cả với máy hút ẩm có chế độ thoát nước tự động thì bạn vẫn cần vệ sinh bình chứa để tránh mùi hôi.

3.2. Vệ sinh cánh quạt:

Bạn tiến hành vệ sinh cánh quạt theo các bước sau để tránh tình trạng máy hút ẩm bốc mùi: 

  • Rút điện để đảm bảo an toàn.
  • Tháo lưới bảo vệ (nếu có).
  • Dùng xà phòng kết hợp cùng nước ấm lau cánh quạt. 

Người dùng không nên dùng các chất tẩy rửa hóa học bởi vì chúng có thể làm hỏng cánh quạt và các bộ phận khác của máy hút ẩm nhé.
Như đã nói, cánh quạt cũng rất dễ bám bụi và vi khuẩn. Thế nên việc vệ sinh thường xuyên bộ phận này cũng sẽ giúp thiết bị của bạn hoạt động hiệu quả hơn. 

3.3. Vệ sinh bộ lọc, cửa hút và thoát khí: 

  • Cửa hút và thoát khí cần được lau chùi sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ.
  • Tháo bộ lọc và rửa sạch dưới nước. Nếu như bộ lọc có thể giặt được thì bạn có thể sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ để làm sạch. Cần phải đảm bảo bộ lọc được làm khô hoàn toàn trước khi lắp lại.

Lưu ý: Việc vệ sinh bộ lọc giúp ngăn mùi hôi và đảm bảo không khí trong phòng được trong lành.

3.4. Làm sạch thiết bị bay hơi (dàn lạnh):

Dàn lạnh là nơi dễ tích tụ bụi và hơi ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Người dùng nên liên hệ với dịch vụ sửa máy hút ẩm chuyên nghiệp để làm sạch dàn lạnh nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn và hiệu quả.

Nếu tự vệ sinh dàn lạnh, có thể sẽ làm hỏng các bộ phận bên trong máy hoặc khiến máy mất hiệu suất.

3.5. Đối với mùi hôi khác:

  • Mùi nhựa: Máy hút ẩm có mùi hôi là mùi nhựa thường sẽ tự hết sau vài ngày sử dụng.
  • Mùi gas: Khi nghe mùi gas từ máy người dùng cần kiểm tra rò rỉ và có biện pháp xử lý chuyên nghiệp. 
  • Mùi khét do cháy điện: Mùi khét có thể là dấu hiệu máy đang gặp sự cố nghiêm trọng ở linh kiện điện tử. Thế nên người dùng cần được kiểm tra cũng như tiến hàng sửa chữa kịp thời để tránh nguy cơ cháy nổ. Người dùng nên ngắt điện ngay lập tức, sau đó thì hãy kiểm tra hộp điều khiển điện. 
  • Mùi do hấp thụ từ môi trường: Người dùng nên giữ không khí trong nhà sạch sẽ hơn.
Hướng dẫn chi tiết cách khử mùi hôi máy hút ẩm tại nhà

4. Biện pháp phòng ngừa máy hút ẩm bị mùi hôi

Để tránh tình trạng máy hút ẩm hôi thì người dùng nên tiến hành các biện pháp kiểm tra và bảo quản sau đây: 

  • Bảo quản đúng cách sau khi sử dụng: Trước khi cất máy hút ẩm, người dùng hãy bật chế độ quạt hoặc không hút ẩm trong khoảng 1–2 giờ. Điều này được nhắc lại lần thứ 2 trong bài là để nhấn mạnh việc cần phải làm khô hoàn toàn bên trong. Bạn không nên bọc kín máy khi còn ẩm, bởi vì điều này dễ gây nấm mốc ở dàn lạnh và các bộ phận bên trong.
  • Vệ sinh định kỳ: Bạn nên vệ sinh định kỳ hàng tuần hoặc 2 tuần/lần cho máy hút ẩm. Số lần cụ thể tùy vào tần suất sử dụng. Đặc biệt người dùng nên chú trọng đến bộ lọc không khí, cánh quạt, bình chứa nước, cửa hút/thoát khí. Đây là những nơi dễ tích tụ bụi và vi khuẩn gây mùi.
  • Lựa chọn máy hút ẩm có chức năng sấy khô và chống nấm mốc: Khi mua máy hút ẩm mới, người dùng nên chọn các mẫu có tính năng tự làm khô dàn lạnh hoặc chống nấm mốc sau khi tắt máy. Điều này giúp hạn chế ẩm đọng bên trong và giảm nguy cơ phát sinh mùi hôi.
  • Đảm bảo không gian sử dụng thông thoáng: Đặt máy hút ẩm ở vị trí thoáng khí. Đồng thời cũng đặt tránh gần nhà tắm, bếp, hoặc góc ẩm ướt. Đây là những nơi có thể dẫn đến tích tụ hơi nước và vi khuẩn. Người dùng nên đảm bảo phòng luôn có độ lưu thông không khí ổn định. Từ đó giúp thiết bị hoạt động hiệu quả và ít bám mùi.
  • Tránh sử dụng các chất tạo mùi mạnh trong phòng kín khi đang sử dụng máy hút ẩm: Khi đang sử dụng máy hút ẩm người dùng cần hạn chế dùng các chất tạo mùi mạnh. Ví dụ như nến thơm, khói thuốc, xịt phòng hoặc tinh dầu đậm đặc. Những mùi này có thể bị máy hút vào và lưu lại bên trong, từ đó gây ra mùi khó chịu khi máy hoạt động trở lại.

Trên đây là các chia sẻ về nguyên nhân, cách khắc phục khi máy hút ẩm có mùi hôi. Để hạn chế tình trạng mùi lạ xuất hiện trong thiết bị lọc không khí làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sức khỏe người dùng, bạn nên duy trì các biện pháp phòng người mà Suadientu.vn đã chia sẻ. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tử, thì hãy liên hệ HOTLINE 0589 030 884 nhé. 

5/5 - (14 bình chọn)