Lò vi sóng là thiết bị gia dụng quen thuộc trong nhiều gia đình hiện đại, giúp hâm nóng, rã đông và chế biến món ăn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, sau thời gian sử dụng, thiết bị này có thể phát sinh một số lỗi ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây của Trung tâm Sửa Điện Tử Suadientu.vn sẽ tổng hợp 11 lỗi thường gặp của lò vi sóng cùng cách khắc phục hiệu quả.
NỘI DUNG
- 1. Các lỗi thường gặp của lò vi sóng và cách xử lý
- 1.1. Lò vi sóng không hoạt động, mất nguồn
- 1.2. Lò vi sóng không nóng thức ăn
- 1.3. Đèn bên trong lò vi sóng không sáng
- 1.4. Bảng điều khiển lò vi sóng không điều chỉnh được
- 1.5. Xuất hiện tia lửa điện bên trong lò vi sóng
- 1.6. Lò vi sóng phát ra tiếng kêu lạ, to
- 1.7. Lò vi sóng bị rò điện
- 1.8. Đĩa xoay của lò vi sóng không quay
- 1.9. Lò vi sóng bị đứt cầu chì
- 1.10. Lò vi sóng bị bốc khói, có mùi khét
- 2. Mẹo sử dụng lò vi sóng an toàn và hiệu quả để phòng tránh lỗi
- 3. Khi nào nên gọi dịch vụ sửa chữa lò vi sóng chuyên nghiệp?
1. Các lỗi thường gặp của lò vi sóng và cách xử lý
1.1. Lò vi sóng không hoạt động, mất nguồn
Nguyên nhân
Một trong những lỗi thường gặp của lò vi sóng là không hoạt động, không vào điện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:
- Nguồn điện gặp sự cố: Ổ cắm bị lỏng, cầu dao bị ngắt, phích cắm lỏng hoặc dây điện bị đứt.
- Cầu chì bên trong lò bị hỏng: Lò vi sóng bị lỗi như cầu chì bị đứt do quá tải hoặc chập điện, thiết bị sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn.
- Công tắc cửa bị lỗi: Công tắc cửa là bộ phận giúp lò vi sóng xác nhận cửa đã được đóng kín. Nếu công tắc này hỏng, lò sẽ không khởi động để đảm bảo an toàn.
- Board mạch điều khiển gặp trục trặc: Lỗi bo mạch có thể khiến thiết bị không nhận lệnh khởi động hoặc không phản hồi.
- Điện áp không ổn định: Dòng điện quá yếu hoặc chập chờn khiến thiết bị không thể hoạt động ổn định.
- Quá tải thiết bị điện: Sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc trong một ổ điện có thể gây quá tải, làm ngắt nguồn tạm thời hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất gây ra lò vi sóng bị lỗi.
Cách khắc phục
Để xử lý lỗi thường gặp của lò vi sóng tình trạng lò vi sóng không vào điện, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Kiểm tra nguồn điện: Đảm bảo ổ cắm đang hoạt động bình thường bằng cách cắm thử một thiết bị khác.
- Kiểm tra phích cắm và dây điện: Xem có bị lỏng, hư hỏng hay đứt gãy không.
- Thử ổ cắm khác: Có thể ổ cắm hiện tại đang có vấn đề về điện áp hoặc tiếp xúc kém.
- Thay thế cầu chì: Nếu bạn có kiến thức kỹ thuật, có thể mở vỏ và kiểm tra cầu chì bên trong. Nếu thấy cầu chì bị đứt, hãy thay bằng loại tương đương.
- Sử dụng ổn áp: Nếu khu vực bạn sống có nguồn điện không ổn định, hãy lắp thêm ổn áp để bảo vệ thiết bị.
- Liên hệ thợ sửa chữa: Trong trường hợp đã kiểm tra cơ bản mà lò vẫn không hoạt động, rất có thể lỗi nằm ở bo mạch hoặc công tắc cửa. Hãy liên hệ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để kiểm tra và xử lý kịp thời.
1.2. Lò vi sóng không nóng thức ăn
Nguyên nhân
Tình trạng lò vi sóng hoạt động nhưng không làm nóng thực phẩm là lỗi thường gặp khiến người dùng hoang mang. Một số nguyên nhân lỗi thường gặp của lò vi sóng này bao gồm:
- Cửa lò đóng không kín: Khi cửa lò không được đóng hoàn toàn hoặc công tắc cửa gặp trục trặc, lò sẽ không kích hoạt bộ phát sóng dù bạn đã nhấn nút khởi động.
- Hỏng module điện tử hoặc bộ điều khiển: Có thể nhận biết qua tiếng ù ù bất thường khi lò hoạt động nhưng không có hiệu quả làm nóng.
- Sử dụng vật đựng không phù hợp: Đặt vật dụng kim loại, inox hoặc có viền kim loại vào lò có thể khiến sóng vi ba bị phản xạ, không thâm nhập vào thức ăn.
- Tấm chắn sóng bị bẩn: Dầu mỡ hoặc cặn thực phẩm bám lâu ngày trên tấm chắn sóng sẽ cản trở sự truyền sóng, làm giảm hiệu quả làm nóng.
- Cầu chì bị đứt: Dù lò vẫn sáng và quay đĩa, nhưng nếu cầu chì của mạch cao áp đứt, sóng vi ba sẽ không được tạo ra.
- Hỏng bóng cao tần (magnetron): Đây là bộ phận tạo ra sóng vi ba, nếu hỏng thì lò chỉ quay mà không làm nóng.
- Nguồn điện yếu hoặc chập chờn: Điện áp không ổn định có thể làm lò vi sóng hoạt động không đủ công suất để làm nóng thực phẩm.
Cách khắc phục
Để khắc phục tình trạng lò vi sóng không làm nóng thức ăn, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra lại cửa lò: Đảm bảo cửa đóng chặt, không bị vướng dị vật và công tắc cửa hoạt động bình thường.
- Không sử dụng đồ dùng bằng kim loại: Ưu tiên dùng chén, đĩa bằng thủy tinh chịu nhiệt, sứ hoặc nhựa chuyên dụng cho lò vi sóng.
- Vệ sinh tấm chắn sóng định kỳ: Lau sạch dầu mỡ và bụi bẩn bám trên tấm chắn sóng để đảm bảo sóng vi ba truyền tốt.
- Kiểm tra cầu chì: Nếu có kiến thức điện cơ bản, bạn có thể mở lò và kiểm tra cầu chì của mạch cao áp. Nếu phát hiện bị đứt, hãy thay thế bằng loại tương đương.
- Liên hệ thợ sửa chữa: Trong trường hợp lò không nóng do hỏng magnetron hoặc mạch điện tử, bạn nên nhờ kỹ thuật viên có chuyên môn kiểm tra và thay thế linh kiện cần thiết.

1.3. Đèn bên trong lò vi sóng không sáng
Nguyên nhân
Khi sử dụng lò vi sóng, nếu bạn nhận thấy đèn bên trong không phát sáng khi mở cửa hoặc trong quá trình vận hành, có thể lò đang gặp hư hỏng lò vi sóng sau:
- Cửa lò không được đóng kín: Lò vi sóng chỉ bật đèn khi cửa đóng hoàn toàn hoặc khi được mở đúng cách. Nếu cửa đóng không đúng khớp hoặc bị lệch, đèn sẽ không hoạt động.
- Bóng đèn bị hỏng: Sau thời gian dài sử dụng, bóng đèn có thể bị cháy hoặc đứt dây tóc, gây mất ánh sáng.
- Nguồn điện không ổn định: Dòng điện yếu hoặc chập chờn có thể làm đèn không sáng hoặc nhấp nháy bất thường.
- Dây nối bị đứt hoặc lỏng: Các mối nối trong mạch đèn có thể bị lỏng hoặc đứt do va chạm, chuột cắn, hoặc xuống cấp theo thời gian.
- Công tắc cửa gặp trục trặc: Bộ công tắc cửa giúp kích hoạt đèn khi mở/đóng lò. Nếu linh kiện này bị hỏng, đèn sẽ không nhận tín hiệu để sáng.
Cách khắc phục
Khi gặp hư hỏng lò vi sóng trên, bạn có thể xử lý theo các bước sau:
- Đảm bảo cửa lò được đóng kín hoàn toàn: Kiểm tra lại bản lề và khớp cửa, lau sạch bụi bẩn ở phần viền để cửa đóng chắc chắn.
- Liên hệ kỹ thuật viên để thay đèn hỏng: Bóng đèn của lò vi sóng thường là loại chuyên dụng và nằm ở vị trí khó tiếp cận. Việc thay thế nên được thực hiện bởi người có chuyên môn để tránh rò rỉ điện hoặc mất an toàn.
- Kiểm tra nguồn điện đầu vào: Đảm bảo lò đang sử dụng nguồn điện ổn định, không quá yếu hoặc quá tải.
- Kiểm tra hoặc thay dây nối (nếu có kiến thức): Nếu bạn am hiểu điện tử, có thể kiểm tra bằng đồng hồ đo điện để xác định dây có bị đứt không. Nếu không, hãy nhờ đến thợ sửa lò vi sóng chuyên nghiệp.
- Kiểm tra công tắc cửa: Trong trường hợp nghi ngờ công tắc cửa hỏng, việc thay thế cần được thực hiện đúng loại linh kiện và đúng kỹ thuật.

1.4. Bảng điều khiển lò vi sóng không điều chỉnh được
Nguyên nhân:
- Bảng điều khiển bị ẩm, dính nước: Hơi nước hoặc tay ướt khiến bảng điều khiển bị chập, không nhận lệnh.
- Côn trùng lọt vào: Gián hoặc kiến chui vào bên trong gây hư mạch điều khiển.
- Ấn nút quá mạnh: Làm bung mạch, đứt kết nối hoặc hư nút bấm.
- Lỗi mạch điều khiển do va đập: Khi di chuyển hoặc sử dụng mạnh tay, bo mạch có thể bị hỏng.
- Bàn phím cảm ứng bị đơ hoặc nhảy số: Do lỗi linh kiện hoặc độ ẩm cao.
Cách khắc phục:
- Lau khô bảng điều khiển: Dùng khăn mềm lau sạch bề mặt.
- Sấy nhẹ bằng máy sấy tóc: Để ở chế độ mát, sấy nhẹ trong vài phút giúp bay hơi ẩm.
- Để lò tự khô: Rút điện và để nơi thoáng mát từ 1–2 ngày.
- Đem đến tiệm sửa chữa: Làm sạch bên trong và lắp lưới chống côn trùng.
- Tránh ấn mạnh nút: Bấm nhẹ nhàng để kéo dài tuổi thọ nút bấm.
- Gọi thợ sửa chữa: Nếu lỗi phần cứng hoặc không thể khắc phục tại nhà.

1.5. Xuất hiện tia lửa điện bên trong lò vi sóng
Nguyên nhân:
- Dùng vật đựng bằng kim loại hoặc có viền kim loại: Gây phản xạ sóng và tạo tia lửa.
- Tấm bảo vệ bộ phận phát sóng bẩn: Dầu mỡ, cặn thức ăn bám vào gây chập và đánh lửa.
- Thức ăn bị cháy hoặc biến dạng: Khi nhiệt độ quá cao, thức ăn khét có thể phát tia lửa.
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Dầu nóng có thể bốc cháy, gây cháy nổ nhỏ trong lò.
- Tấm chắn sóng bị hỏng: Làm rò rỉ tia vi sóng, dễ gây tia lửa điện.
- Linh kiện bị rò điện (như Magnetron): Gây đánh lửa từ bên trong.
- Công suất không phù hợp: Nấu quá lâu hoặc sai chế độ khiến lò quá tải sinh tia lửa.
Cách khắc phục:
- Chỉ dùng vật đựng chuyên dụng: Tránh đồ kim loại, nên dùng thủy tinh hoặc nhựa chịu nhiệt giúp khắc phục sự cố lò vi sóng.
- Vệ sinh tấm bảo vệ sóng thường xuyên: Giúp ngăn dầu mỡ tích tụ gây chập điện.
- Nấu ăn đúng cách: Tuân theo thời gian, công thức phù hợp để tránh cháy thực phẩm.
- Kiểm tra, thay tấm chắn sóng nếu hỏng: Tấm này rất quan trọng, cần thay khi có dấu hiệu hỏng.
- Liên hệ thợ sửa chữa: Nếu thấy lửa phát ra thường xuyên hoặc nghi có lỗi linh kiện bên trong.
1.6. Lò vi sóng phát ra tiếng kêu lạ, to
Nguyên nhân:
- Trục xoay, con lăn, vòng xoay bị lệch: Khi không ăn khớp, đĩa quay va chạm gây tiếng động.
- Lò đặt không cân bằng: Vị trí bấp bênh khiến lò rung và phát ra tiếng ồn khi hoạt động.
- Quạt thông gió bị trục trặc: Khi hỏng, quạt quay không đều hoặc cạ vào vỏ lò gây tiếng kêu lớn.
- Lò quá cũ: Linh kiện xuống cấp, khô dầu hoặc mòn làm tăng tiếng ồn.
- Thức ăn bám vào quạt tản sóng: Gây mất cân bằng khi quay và phát ra tiếng lạ.
- Bánh xe không khớp trục quay: Đĩa xoay không đều, gây lạch cạch.
- Lò quá bẩn: Bụi bẩn cản trở tản nhiệt, khiến quạt gió hoạt động mạnh và phát tiếng.
- Quạt gió gặp sự cố: Gãy cánh, kẹt trục, khô dầu… đều có thể là nguyên nhân.
Cách xử lý:
- Chỉnh lại trục xoay, con lăn: Đảm bảo các bộ phận quay khớp đúng vị trí.
- Di chuyển lò đến nơi bằng phẳng: Tránh rung lắc khi hoạt động.
- Vệ sinh lò định kỳ: Loại bỏ thức ăn thừa, bụi bẩn và mảnh vụn bên trong.
- Kiểm tra trước khi sử dụng: Đảm bảo đĩa xoay, trục quay, quạt tản nhiệt hoạt động ổn định.
- Thay lò nếu quá cũ: Khi linh kiện xuống cấp nghiêm trọng, nên cân nhắc thay mới.
- Tra dầu vào quạt gió: Nếu có kiến thức kỹ thuật, bạn có thể bôi trơn nhẹ để giảm tiếng ồn.
- Gọi thợ sửa chữa: Khi không rõ nguyên nhân hoặc tiếng kêu phát ra từ bên trong máy.

1.7. Lò vi sóng bị rò điện
Nguyên nhân phổ biến:
- Vỏ lò bị hở hoặc cong vênh: Do sử dụng lâu ngày hoặc va đập, làm rò rỉ điện ra ngoài.
- Lò đặt ở nơi ẩm thấp: Độ ẩm cao dễ khiến linh kiện bên trong bị chập.
- Dùng vật đựng kim loại nấu lâu ở công suất lớn: Gây tích điện hoặc làm quá tải.
- Rò rỉ điện từ bảng mạch hoặc dây dẫn: Dây điện hở, chạm mạch gây truyền điện ra vỏ.
- Thiếu dây nối đất hoặc nối đất không đạt chuẩn: Khiến điện rò không được triệt tiêu an toàn.
- Cửa lò không đóng khít: Làm rò sóng vi ba hoặc điện tích từ bên trong.
Cách xử lý khi lò vi sóng bị rò điện
- Ngắt điện ngay lập tức: Rút phích cắm để đảm bảo an toàn.
- Dùng bút thử điện kiểm tra vỏ lò: Trước khi thao tác hoặc chạm lại lò.
- Không đặt lò ở nơi ẩm thấp: Tránh để sát đất, gần bồn rửa, hoặc trong môi trường nhiều hơi nước.
- Kiểm tra và đảm bảo có dây nối đất: Nếu chưa có, nên lắp đặt đúng kỹ thuật.
- Kiểm tra dây điện: Xem có bị đứt, trầy hoặc chuột cắn không.
- Đóng cửa lò chặt khi sử dụng: Tránh rò sóng và điện ra ngoài.
- Liên hệ thợ sửa chữa chuyên nghiệp: Không nên tự sửa nếu không có kiến thức kỹ thuật.

1.8. Đĩa xoay của lò vi sóng không quay
Nguyên nhân
- Đĩa đặt lệch: Không khớp với trục xoay, khiến đĩa không quay được.
- Vòng xoay hoặc con lăn bị lệch hoặc bẩn: Gây cản trở chuyển động tròn của đĩa.
- Khớp nối nhựa dưới đĩa sai vị trí: Làm đĩa không gắn đúng với cơ cấu xoay.
- Trục xoay bị hỏng: Không truyền được lực từ mô tơ đến đĩa.
- Thức ăn quá nhiều hoặc quá khổ: Gây kẹt đĩa, làm nó đứng yên khi quay.
- Cửa lò không đóng chặt: Một số lò sẽ không kích hoạt chức năng quay nếu cửa chưa đóng kín.
- Mô tơ kéo trục quay bị hỏng: Mất hoàn toàn khả năng quay đĩa.
- Dây curoa bị giãn (với một số dòng lò): Khiến mô tơ không thể truyền lực hiệu quả.
- Cảm biến chuyển động lỗi: Không nhận tín hiệu để kích hoạt vòng xoay.
Cách khắc phục:
- Đặt lại đĩa xoay cho đúng khớp: Đảm bảo đĩa nằm đúng vị trí trên trục.
- Vệ sinh và chỉnh vòng xoay, con lăn: Loại bỏ cặn bẩn và chắc chắn con lăn nằm đúng rãnh.
- Kiểm tra khớp nối nhựa: Lắp lại nếu bị lệch hoặc vỡ.
- Giảm bớt thức ăn: Không đặt thực phẩm quá nặng hoặc chiếm quá nhiều diện tích đĩa.
- Đóng kín cửa lò: Kiểm tra kỹ khi sử dụng.
- Gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp: Nếu nghi ngờ hỏng mô tơ, trục xoay hoặc cảm biến.
1.9. Lò vi sóng bị đứt cầu chì
Dấu hiệu và nguyên nhân:
- Lò vẫn hoạt động nhưng không làm nóng: Đây là vấn đề lò vi sóng phổ biến nhất khi cầu chì bị đứt. Cầu chì có vai trò bảo vệ mạch và điều chỉnh hoạt động làm nóng.
- Điện áp tăng đột ngột: Làm cầu chì cháy để bảo vệ linh kiện.
- Quá tải do sử dụng liên tục: Khi lò hoạt động quá công suất trong thời gian dài.
- Chập mạch bên trong: Linh kiện như tụ, diode, bóng cao tần bị hỏng gây nổ cầu chì.
- Hỏng bộ chắn sóng hoặc bóng cao tầng: Ảnh hưởng đến khả năng tạo sóng vi ba.
- Nguồn điện, dây cắm lỏng: Khiến điện truyền không ổn định, dẫn đến nổ cầu chì.
Lưu ý khi thay cầu chì lò vi sóng:
- Thay cầu chì đúng thông số kỹ thuật: Về dòng điện, điện áp và loại (cầu chì nhiệt hoặc cầu chì điện).
- Cần có dụng cụ chuyên dụng: Như tua vít, bút thử điện, kìm mũi nhọn…
- Ngắt nguồn và kiểm tra an toàn điện: Dùng bút thử điện kiểm tra trước khi thao tác.
- Không tự ý thay nếu không có chuyên môn: Vì dễ gây chập, cháy nếu gắn sai.
- Nên gọi thợ sửa chữa: Đặc biệt khi nghi ngờ lỗi sâu bên trong như chập mạch hoặc hỏng bóng cao tần.

1.10. Lò vi sóng bị bốc khói, có mùi khét
Nguyên nhân:
- Thức ăn sót lại lâu ngày: Vụn thức ăn, dầu mỡ bám trong lò có thể bị đốt cháy khi lò hoạt động.
- Nấu ở nhiệt độ quá cao: Gây cháy thức ăn, sinh ra khói và mùi khét.
- Lò không tản được nhiệt: Do bụi bẩn, đặt sát tường hoặc khe tản nhiệt bị bịt kín.
- Lớp men trong khoang lò bị tróc: Làm thức ăn bám trực tiếp vào kim loại, gây cháy khét.
- Dây điện hoặc linh kiện bên trong chảy: Khi nhiệt độ quá cao hoặc do lỗi kỹ thuật.
- Thức ăn bị cháy: Do để quá lâu, chọn sai chế độ hoặc công suất nấu không phù hợp.
Cách khắc phục:
- Ngắt nguồn điện ngay lập tức: Đảm bảo an toàn, tránh cháy lan hoặc chập điện.
- Vệ sinh lò thường xuyên: Lau sạch bên trong sau mỗi lần dùng, nhất là sau khi nấu món nhiều dầu mỡ.
- Điều chỉnh nhiệt độ, thời gian phù hợp: Không nên nấu quá lâu hoặc ở công suất tối đa liên tục.
- Chọn vị trí đặt lò thoáng mát: Đảm bảo khe tản nhiệt không bị che khuất.
- Vệ sinh khoang lò bằng giấm trắng pha nước: Khử mùi, diệt khuẩn và làm sạch dầu mỡ hiệu quả.
- Kiểm tra các linh kiện nếu hiện tượng lặp lại: Nhất là dây điện, tụ, bóng cao tần.
- Gọi thợ sửa chữa nếu có vấn đề lò vi sóng hỏng hóc: Như cháy dây, nổ nhỏ, mùi khét kéo dài hoặc lò không hoạt động bình thường.

2. Mẹo sử dụng lò vi sóng an toàn và hiệu quả để phòng tránh lỗi
- Lựa chọn dụng cụ đựng thức ăn phù hợp: Chỉ sử dụng vật dụng chuyên dụng cho lò vi sóng như thủy tinh chịu nhiệt, sứ không có viền kim loại hoặc nhựa an toàn (có ký hiệu microwave-safe). Tránh dùng kim loại, giấy bạc, đồ nhựa thông thường hoặc bao bì có mực in vì dễ gây cháy, đánh lửa hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Lưu ý khi chế biến thực phẩm: Nên chọc thủng lớp vỏ ngoài của trứng, ốc, khoai lang để tránh nổ do áp suất. Với chất lỏng, hãy dùng hộp miệng rộng để tránh trào. Không nấu thực phẩm đóng hộp trực tiếp, cần đổ ra bát. Với thực phẩm khô, nên thêm nước. Tránh nấu thịt xông khói hoặc thịt ướp lâu ngày vì dễ phát sinh tia lửa điện.
- Đặt lò vi sóng ở vị trí phù hợp: Nên đặt lò ở nơi thoáng mát, khô ráo, cách xa nguồn nước và vật liệu dễ cháy nổ như bếp gas, tủ lạnh. Đảm bảo không che các khe thoát nhiệt và đặt lò trên bề mặt bằng phẳng để đĩa xoay hoạt động ổn định.
- Vệ sinh lò thường xuyên và đúng cách: Luôn rút điện trước khi vệ sinh. Dùng khăn mềm và nước ấm hoặc dung dịch chuyên dụng để lau sạch. Có thể khử mùi bằng giấm hoặc chanh. Lau ngay các vết bẩn sau khi sử dụng để tránh đóng cặn và tạo mùi khét.
- Sử dụng lò vi sóng tiết kiệm điện: Chọn mức công suất phù hợp với từng món ăn, tránh để lò gần máy lạnh hoặc dùng liên tục trong thời gian dài. Nên thay thế lò cũ bằng model mới tiết kiệm điện hơn để tăng hiệu quả và an toàn khi sử dụng.

3. Khi nào nên gọi dịch vụ sửa chữa lò vi sóng chuyên nghiệp?
Mặc dù có thể xử lý được một số lỗi nhỏ tại nhà, nhưng không phải lúc nào người dùng cũng nên tự sửa lò vi sóng. Đặc biệt với các lỗi liên quan đến điện như rò rỉ, chập cháy hoặc ngắt điện đột ngột, việc can thiệp thiếu chuyên môn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trong những trường hợp như hỏng magnetron – bộ phận phát sóng chính của lò, hỏng biến áp, board mạch hoặc thiết bị không hoạt động dù đã kiểm tra cơ bản, tốt nhất bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Những lỗi này thường đòi hỏi người có tay nghề và các dụng cụ chuyên dụng mới có thể kiểm tra chính xác và sửa chữa triệt để.
Ngoài ra, nếu lò vẫn còn trong thời gian bảo hành, bạn nên tận dụng quyền lợi này để được hỗ trợ miễn phí hoặc chi phí thấp thay vì tự tháo lắp, dễ làm mất hiệu lực bảo hành.
Việc hiểu rõ các lỗi thường gặp của lò vi sóng và nắm được cách sử dụng lò vi sóng đúng cách không chỉ giúp bạn kéo dài tuổi thọ cho thiết bị mà còn đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trong quá trình sử dụng. Nếu cần hỗ trợ hãy liên hệ thợ sửa chuyên nghiệp của Trung tâm sửa điện tử Suadientu.vn qua HOTLINE 0589 030 884 để tránh những hậu quả đáng tiếc.
