Lò vi sóng bị đứt cầu chì: Nguyên nhân và cách xử lý

Lò vi sóng là thiết bị quen thuộc trong gian bếp hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nhiều người gặp phải tình trạng lò vi sóng bị đứt cầu chì khiến thiết bị không hoạt động như bình thường. Vậy dấu hiệu nhận biết là gì, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu Trung tâm Sửa Điện Tử suadientu.vn ngay trong bài viết sau.

1. Dấu hiệu nhận biết cầu chì lò vi sóng bị đứt

Một số dấu hiệu thường gặp cho thấy lò vi sóng không hoạt động do cầu chì:

  • Đĩa lò vẫn quay nhưng thức ăn không nóng: Đây là biểu hiện phổ biến nhất khi sóng vi ba không còn hoạt động dù động cơ vẫn chạy bình thường.
  • Lò vi sóng còn sáng đèn nhưng không làm nóng: Điều này chứng tỏ nguồn điện vẫn cung cấp đến đèn chiếu sáng, nhưng bộ phận phát sóng đã ngừng hoạt động do cầu chì bị ngắt.
  • Lò vi sóng bị mất điện hoàn toàn: Trong một số trường hợp, cầu chì bảo vệ nguồn vào bị đứt có thể khiến lò mất điện hoàn toàn như thể không có nguồn cấp.

Nếu bạn gặp phải một trong những hiện tượng trên, rất có thể cầu chì của lò vi sóng hỏng cầu chì hoặc bị ngắt vì lý do an toàn.

Dấu hiệu nhận biết cầu chì lò vi sóng bị đứt

2. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến đứt cầu chì lò vi sóng

Việc đứt cầu chì thường là hệ quả của những vấn đề nghiêm trọng bên trong thiết bị. Dưới đây là một số nguyên nhân gây lò vi sóng hỏng cầu chì thường gặp:

  • Quạt gió bị hỏng, kẹt hoặc bám bẩn: Khi quạt gió không hoạt động tốt, lò sẽ bị quá nhiệt trong quá trình vận hành, khiến cầu chì ngắt để bảo vệ mạch điện.
  • Lò vi sóng hoạt động quá công suất: Hâm nóng thức ăn liên tục trong thời gian dài có thể khiến thiết bị bị quá tải, làm cầu chì bị đứt để tránh cháy nổ.
  • Nguồn điện không ổn định: Tình trạng điện áp quá cao hoặc tăng đột ngột có thể làm cháy các linh kiện bên trong và khiến cầu chì bị ngắt.
  • Hỏng công tắc cửa (khóa liên động): Nếu công tắc cửa bị kẹt hoặc không đóng đúng cách, mạch điện không được đóng kín, gây rò điện và khiến cầu chì đứt.
  • Lỗi từ biến thế cao áp, tụ điện cao áp hoặc diode: Những linh kiện này nếu bị hỏng sẽ khiến dòng điện tăng cao bất thường, vượt quá giới hạn chịu đựng của cầu chì.
  • Có mảnh kim loại kẹt bên trong lò: Vật thể kim loại hoặc ốc vít rơi lỏng bên trong gây chập điện, dễ dẫn đến tình trạng rò điện làm cầu chì bị ngắt.
  • Thiết bị đã quá cũ: Sau nhiều năm sử dụng, linh kiện điện tử xuống cấp, làm tăng nguy cơ hỏng cầu chì lò vi sóng.
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến đứt cầu chì lò vi sóng

3. Hướng dẫn từng bước tự xử lý khi lò vi sóng bị đứt cầu chì

Nếu bạn có kiến thức cơ bản về điện và muốn thử tự xử lý tình trạng lò vi sóng không hoạt động do cầu chì, dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước. Lưu ý: Hãy luôn cẩn thận và ưu tiên an toàn tuyệt đối khi thao tác với thiết bị điện.

3.1. Bước 1: Chuẩn bị và tháo nắp lò an toàn

  • Tuyệt đối rút dây điện ra khỏi ổ cắm để đảm bảo an toàn trước khi mở lò.
  • Lấy đĩa thủy tinh và vòng xoay ra ngoài để tránh rơi vỡ trong quá trình thao tác.
  • Dùng tua vít phù hợp để vặn các vít phía sau nắp lò. Tùy mẫu lò vi sóng mà vít có thể là loại chữ thập thông thường hoặc hoa thị T15 có lỗ (Torx với chốt giữa).
Chuẩn bị và tháo nắp lò an toàn

3.2. Bước 2: Xác định và tháo rời cầu chì bị đứt

  • Cầu chì bảo vệ điện vào: Thường nằm gần nơi dây điện nối vào bo mạch chính. Nếu lò mất điện hoàn toàn, hãy kiểm tra cầu chì này trước.
  • Cầu chì cao áp: Nằm trong hộp đen gần biến thế cao áp, thường là nguyên nhân nếu lò vẫn sáng đèn nhưng không làm nóng.
  • Dùng tay nhẹ nhàng rút hộp cầu chì cao áp ra khỏi khe gắn (hộp có thể có chốt gài hai bên).
  • Mở hộp cầu chì, sau đó tháo cầu chì ra ngoài để kiểm tra hoặc thay thế.
xác định và tháo rời cầu chì bị đứt

3.3. Bước 3: Kiểm tra và thay thế/nối tạm cầu chì

  • Quan sát bằng mắt nếu là loại cầu chì thủy tinh – phần dây nhỏ bên trong nếu đứt tức là cầu chì đã hỏng.
  • Hoặc dùng đồng hồ đo điện trở hoặc bút thử điện loại có pin (nhớ không cắm điện khi thử) để kiểm tra độ thông mạch.
  • Nếu có sẵn cầu chì mới tương đương, hãy thay đúng loại và đúng vị trí.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, có thể nối tạm bằng một đoạn dây điện đồng mềm nhỏ (loại lõi đơn nhỏ, sạch và chắc chắn).

Lưu ý quan trọng: Đây chỉ là giải pháp tạm thời để kiểm tra hoạt động. Không nên dùng dây lớn hoặc nhiều sợi nối chập, rất dễ gây cháy nổ nếu không kiểm soát được dòng điện.

Kiểm tra và thay thế

Bước 4: Lắp đặt lại và kiểm tra hoạt động

  • Lắp cầu chì hoặc hộp cầu chì trở lại vị trí cũ, gắn chắc chắn và đúng chiều.
  • Kiểm tra kỹ lại các dây nối, tránh lỏng lẻo hoặc sai vị trí.
  • Đậy nắp lò, siết lại các vít như ban đầu.
  • Lắp lại đĩa thủy tinh và vòng xoay.
  • Cắm điện và thử vận hành lò bằng cách đặt một ly nước vào trong. Sau khoảng 1–2 phút, kiểm tra xem nước có ấm lên hay không. Nếu nước nóng, lò đã hoạt động lại bình thường.
Lắp đặt lại và kiểm tra hoạt động

4. Lưu ý quan trọng trong quá trình sửa cầu chì lò vi sóng bị đứt

Việc sửa chữa cầu chì lò vi sóng bị đứt tại nhà đòi hỏi sự cẩn trọng tuyệt đối, đặc biệt khi liên quan đến điện áp cao. Dưới đây là những lưu ý bạn không nên bỏ qua:

  • Tuyệt đối không cắm điện trong suốt quá trình tháo mở và kiểm tra thiết bị.
  • Nếu thay mới, hãy dùng cầu chì có thông số và công suất tương đương với loại ban đầu.
  • Khi buộc phải nối tạm bằng dây đồng, chỉ sử dụng một sợi nhỏ, mềm. (Không được dùng nhiều sợi hoặc dây lớn vì có thể gây chập cháy cực kỳ nguy hiểm.)
  • Sau khi lắp đặt lại, cần kiểm tra kỹ các kết nối, đảm bảo không có điểm hở điện hoặc dây bị lỏng.
Lưu ý quan trọng trong quá trình sửa lò vi sóng bị đứt cầu chì

5. Khi nào cần đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp?

Bạn nên liên hệ thợ sửa lò vi sóng bị nổ cầu chì chuyên nghiệp trong các trường hợp sau:

  • Bạn không có kiến thức hoặc kinh nghiệm sửa chữa điện gia dụng.
  • Không tìm được cầu chì đúng loại để thay thế.
  • Sau khi thay hoặc nối tạm cầu chì, lò vẫn không hoạt động, hoặc cầu chì mới lại bị đứt tiếp.
  • Nghi ngờ các bộ phận khác như tụ điện, diode, biến thế… bị hỏng ngoài cầu chì.

Việc can thiệp sai cách có thể làm tình trạng nặng thêm hoặc gây mất an toàn, vì vậy đừng ngần ngại nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia khi cần thiết Lò vi sóng bị nổ cầu chì.

Lò vi sóng bị đứt cầu chì là sự cố khá phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nếu không xử lý đúng cách. Việc nhận biết dấu hiệu, xác định nguyên nhân và thực hiện các bước xử lý một cách an toàn. Tuy nhiên, với những ai không am hiểu về điện hoặc gặp lỗi phức tạp, hãy ưu tiên sự an toàn và liên hệ thợ sửa chuyên nghiệp của Trung tâm sửa điện tử Suadientu.vn qua HOTLINE 0589 030 884 để tránh những hậu quả đáng tiếc.  

5/5 - (1 bình chọn)