Mỗi chiếc xe điện cân bằng đều được cấu thành từ rất nhiều linh kiện điện tử, cơ khí…Và từng bộ phận sẽ đảm nhận một vai trò quan trọng riêng. Trong bài viết sau trung tâm sửa điện tử suadientu.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “linh kiện xe điện cân bằng gồm những gì”.
NỘI DUNG
1. Linh kiện xe điện cân bằng gồm những gì?
Linh kiện xe điện cân bằng bao gồm rất nhiều phần cấu tạo thành hệ thống cơ khí – điện tử tinh vi. Các linh kiện bao gồm:
1.1. Pin xe điện cân bằng
Pin là một trong các linh kiện chính trong xe điện cân bằng. Bộ phận này cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống của xe điện cân bằng.
- Thông số phổ biến: Đa số xe điện tự cân bằng thường sử dụng pin Li-ion 36V – 4400mAh. Một số mẫu xe cao cấp hơn thì có thể dùng pin Li-Po dung lượng cao hơn để tăng thời gian sử dụng.
- Loại pin: Pin Lithium-ion (Li-ion) cũng dược dùng khá phổ biến. Lý do là vì nhẹ, sạc nhanh và tuổi thọ cao. Trong khi đó Pin Lithium-Polymer (Li-Po) thì nhẹ hơn nhưng lại yêu cầu kiểm soát nhiệt tốt hơn.
- Vị trí: Pin thường được gắn ở vị trí dưới bàn để chân hoặc ở giữa thân xe.
- Lưu ý khi thay thế, bảo dưỡng pin xe điện:
- Không sử dụng pin thay thế mà không rõ nguồn gốc.
- Khi pin bị phồng, bị nóng hoặc có dấu hiệu rò rỉ thì cần phải thay ngay để tránh tình trạng cháy nổ.
- Tránh sạc pin qua đêm, sạc ở nơi có nhiệt độ cao.
1.2. Động cơ điện tích hợp trong bánh xe
Bộ phận xe điện cân bằng tiếp theo là động cơ tích hợp trong bánh xe. Đây là bộ phận tạo ra lực đẩy. Bộ phận này có tác dụng giúp xe di chuyển, thường được tích hợp trực tiếp trong bánh xe.
- Nguyên lý hoạt động của động cơ tích hợp: Khi nhận tín hiệu từ bo mạch điều khiển, thì động cơ tích hợp sẽ điều chỉnh tốc độ và chiều quay để xe tiến, lùi hoặc rẽ.
- Phối hợp với cảm biến: Động cơ tích hợp không tự hoạt động mà sẽ phối hợp chặt chẽ với cảm biến của con quay hồi chuyển để giữ thăng bằng cho xe khi mà người dùng thay đổi trọng tâm.
- Thông số: Công suất của động cơ tích hợp thường là từ 250W đến 500W mỗi bánh. Một số dòng cao cấp hơn thì có thể lên tới 700W.
- Vị trí: Động cơ nằm trực tiếp bên trong bánh xe (được gọi là hub motor). Ý nghĩa của việc gắn động cơ ở vị trí này là giúp giảm trọng lượng và tiết kiệm không gian.
1.3. Bo mạch điều khiển (Main board/Control board)
Trả lời cho thắc mắc: “linh kiện xe điện cân bằng gồm những gì” tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về bo mạch điều khiển. Bộ phận này được xem là “bộ não” của xe điện cân bằng. Vai trò của bo mạch là xử lý dữ liệu được truyền từ cảm biến và điều khiển động cơ phù hợp.
- Vai trò chính: Bo mạch có trách nhiệm đảm bảo xe giữ được trạng thái cân bằng, chuyển động theo hướng mà người dùng mong muốn.
- Các loại bo mạch: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại. Đó là bo mạch 2 bo (main board + gyroscope) hoặc 3 bo (thêm bo mạch phụ).
- Lưu ý khi thay thế: Khi cần thay thế bo mạch cho xe điện tự cân bằng thì nên thay nguyên bộ (main + gyroscope). Điều này là để đồng bộ tín hiệu. Người dùng nên chọn loại tương thích với động cơ và pin.
1.4. Cảm biến (Con quay hồi chuyển, cảm biến áp lực, cảm biến góc nghiêng)
Cảm biến trong xe điện tự cân bằng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ thăng bằng và nhận diện thao tác điều khiển.
- Con quay hồi chuyển (Gyroscope): Tác dụng của con quay hồi chuyển đó là xác định hướng nghiêng của xe để bo mạch có thể đưa ra lệnh điều chỉnh phù hợp.
- Cảm biến áp lực: Bộ phận này thường nằm dưới bàn để chân. Cảm biến áp lực chịu trách nhiệm phát hiện khi người dùng đứng lên hoặc rời khỏi xe.
- Cảm biến góc nghiêng: Cảm biến góc nghiêng có tác dụng giúp nhận biết được hướng trọng tâm của người điều khiển để có thể hỗ trợ xe tiến/lùi.
- Vị trí lắp đặt: Các cảm biến nằm bên trong thân xe, gần vị trí bo mạch điều khiển hoặc trong bánh xe.
1.5. Khung xe, vỏ bảo vệ
Phụ tùng xe điện cân bằng tiếp theo là khung xe, vỏ bảo vệ. Các bộ phận này lần lượt là:
- Khung xe: Thường được làm từ hợp kim nhôm hoặc thép nhẹ. Tác dụng của khung xe là giúp cố định toàn bộ linh kiện bên trong.
- Vỏ bảo vệ: Đây là lớp vỏ nhựa bên ngoài. Bộ phận này vừa có tác dụng thẩm mỹ, vừa giúp bảo vệ chống bụi, va đập nhẹ.
Lưu ý khi thay vỏ cho xe điện cân bằng bạn nên dùng vỏ chính hãng để vừa vặn, cũng như tránh cọ xát linh kiện bên trong.
1.6. Bánh xe
Bánh xe là một trong các bộ phận không thể bỏ qua khi hỏi linh kiện xe điện cân bằng gồm những gì. Bộ phận này không chỉ tiếp xúc mặt đường mà còn tích hợp động cơ và cảm biến.
- Chất liệu: Bánh xe thường được làm bằng cao su đặc, cao su bơm hơi hoặc nhựa chống trượt.
- Kích thước phổ biến: Kích thước của bánh xe thường từ 6.5 inch (phổ biến nhất), 8 inch (ổn định hơn). Loại bánh xe 10 inch có thể di chuyển được cả trên đường gồ ghề.
- Lưu ý khi thay: Người dùng cần chọn đúng loại phù hợp với khung xe và động cơ tích hợp.
1.7. Các bộ phận phụ trợ khác
Ngoài những bộ phận chính đã kể thì còn có các linh kiện xe điện cân bằng khác có tác dụng phụ trợ như:
- Đèn LED: Đèn này có tác dụng trang trí và giúp nhận biết được ban đêm.
- Công tắc nguồn, cổng sạc: Hệ thống công tác nguồn và cổng sạc chịu trách nhiệm cấp nguồn và điều khiển bật/tắt.
- Miếng đệm cảm ứng, bàn đạp cao su: Bộ phận này có tác dụng tăng độ bám chân và phát hiện người dùng.
- Phụ kiện mở rộng: Ghế ngồi, túi xách bảo vệ, miếng dán chống trầy, gậy điều khiển, bộ bảo vệ đầu gối/khuỷu tay.
2. Nguyên lý hoạt động của xe điện cân bằng dựa trên các linh kiện
Nguyên lý hoạt động của xe điện cân bằng là xử lý và cân bằng trọng tâm. Khi người dùng nghiêng người về phía trước, thì cảm biến sẽ phát hiện thay đổi và gửi tín hiệu đến bo mạch điều khiển. Bo mạch sẽ xử lý thông tin và điều chỉnh động cơ trong bánh xe quay theo chiều phù hợp để giúp cho xe tiến lên.
Tương tự, nếu như người dùng nghiêng về phía sau thì cảm biến sẽ tiếp tục điều chỉnh sao cho xe lùi. Cảm biến góc nghiêng cùng với áp lực làm việc đồng bộ với con quay hồi chuyển có tác dụng giúp xe luôn giữ được cân bằng mặc dù trọng tâm thay đổi liên tục.
Trong toàn bộ quá trình thì bạn nên chú ý các điều sau:
- Pin chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cho bo mạch, động cơ và đèn LED.
- Cảm biến sẽ xác định vị trí, trạng thái của người dùng.
- Bo mạch điều khiển tiếp tục xử lý tín hiệu nhanh chóng.
- Động cơ sẽ phản hồi tức thời để chuyển động phù hợp.
3. Lưu ý khi chọn mua, bảo trì linh kiện xe điện cân bằng
Sau khi tìm hiểu về các bộ phận xe điện cân bằng, bạn cũng cần một số lưu ý khi chọn mua, cũng như bảo trì linh kiện xe điện cân bằng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Cụ thể như sau:
3.1. Cách kiểm tra, thay thế các linh kiện quan trọng:
- Pin: Nếu như xe nhanh hết điện, sạc không vào hoặc pin phồng. Thì bạn cần thay pin chính hãng và đảm bảo đúng thông số.
- Bo mạch: Khi xe báo lỗi mà không rõ nguyên nhân và đèn báo đỏ cũng như xe không phản hồi. Thì rất có thể bo mạch bị hỏng. Và bạn cần liên hệ dịch vụ sửa xe điện cân bằng chuyên nghiệp.
- Động cơ: Khi xe phát ra tiếng kêu bất thường hoặc di chuyển không đều, bạn cần tiến hành kiểm tra mô tơ trong bánh xe.
3.2. Lưu ý khi chọn mua linh kiện, phụ tùng xe điện cân bằng:
- Khi mua linh kiện, phụ tùng cho xe điện cân bằng, thì nên ưu tiên linh kiện chính hãng hoặc chọn các sản phẩm từ các nhà cung cấp uy tín.
- Bạn cần đảm bảo tính tương thích giữa linh kiện mới mua với dòng xe bạn đang dùng.
- Tránh mua linh kiện giá rẻ và không rõ nguồn gốc. Điều này có thể gây cháy nổ.
3.3. Bảo trì định kỳ để tăng tuổi thọ xe:
- Sau khi sử dụng xe điện cân bằng thì nên vệ sinh sạch sẽ và tránh để nước hoặc bùn đất xâm nhập vào bánh và khe hở.
- Kiểm tra pin cũng như sạc mỗi 3–6 tháng.
- Siết lại các ốc vít khung vỏ nếu như phát hiện lỏng lẻo.
- Bạn không nên sử dụng xe điện cân bằng khi trời mưa hoặc trong điều kiện địa hình ngập nước.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc: “linh kiện xe điện cân bằng gồm những gì”. Nếu đang sở hữu chiếc xe điện cân bằng cần thay thế sửa chữa linh kiện hay có bất kỳ lỗi hỏng nào cần tư vấn sửa chữa, bạn hãy liên hệ ngay Suadientu.vn. Chúng tôi nhận cuộc gọi đặt hẹn 24/7 các dịch vụ sửa chữa, thay thế dành cho xe điện cân bằng qua số HOTLINE 0589 030 884.