Ưu Nhược Điểm Máy Nước Nóng Mà Người Dùng Nên Biết

Máy nước nóng là một trong các thiết bị gia dụng tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày. Sản phẩm này giúp đảm bảo sức khỏe và vệ sinh cá nhân. Trong bài viết sau Trung tâm sửa điện tử suadientu.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu về ưu nhược điểm máy nước nóng để có thể tận dụng thiết bị này một cách tối ưu và hiệu quả nhé.

1. Phân loại máy nước nóng phổ biến

Trên thị trường hiện nay có 3 loại máy nước nóng phổ biến nhất. Lần lượt là máy nước nóng trực tiếp, máy nước nóng gián tiếp, và máy nước nóng năng lượng mặt trời. 

Ở mỗi loại máy nước nóng sẽ tương ứng với nguyên lý hoạt động và đặc điểm kỹ thuật riêng biệt. Chúng ta cùng tìm hiểu qua lần lượt từng loại trước khi đi sâu vào phần ưu nhược điểm máy nước nóng nhé.

1.1. Máy nước nóng trực tiếp

Máy nước nóng trực tiếp là loại máy hoạt động dựa trên nguyên lý làm nóng nước ngay lập tức. Quá trình làm nóng dựa vào thanh điện trở khi có dòng nước chảy qua. Loại máy nước nóng trực tiếp thường có kích thước nhỏ gọn với thiết kế treo tường. Nhìn nhận khách quan thì sản phẩm này khá dễ lắp đặt tại phòng tắm gia đình.

Đặc điểm kỹ thuật:

  • Loại này không có bình chứa nước: Nước từ các loại máy này được làm nóng trực tiếp khi chảy qua thiết bị.
  • Công suất lớn: Máy nước nóng trực tiếp thường có công suất dao động từ 3.500W đến 5.500W.
  • Thiết kế nhỏ gọn: Thiết kế của máy dạng treo tường, dễ lắp đặt trong không gian hẹp.
  • Trang bị an toàn cao: Máy nước nóng trực tiếp thường sẽ có trang bị thêm ELCB để chống giật, cảm biến nhiệt độ, van điều chỉnh lưu lượng.

Nguyên lý hoạt động:

  • Làm nóng tức thì: Nguyên lý hoạt động của máy nước nóng trực tiếp là nước lạnh đi qua thanh điện trở sẽ được làm nóng ngay lập tức.
  • Chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng: Quý trình này sẽ diễn ra thông qua thanh đốt bằng đồng hoặc inox.
  • Không tích trữ nước: Hoạt động của máy sẽ phụ thuộc theo nhu cầu sử dụng ngay tại thời điểm đó.
  • Yêu cầu áp lực và điện áp ổn định: Máy nước nóng trực tiếp chỉ vận hành hiệu quả khi mà cả nước và điện đều ổn định.
Ưu nhược điểm máy nước nóng

1.2. Máy nước nóng gián tiếp

Khác với loại máy nước nóng trực tiếp ở trên, loại gián tiếp này có bình chứa dung tích lớn. Thông thường là từ 15-100 lít. Loại máy này sẽ làm nóng nước trước và lưu trữ sẵn cho việc sử dụng từ từ của người dùng. Bạn có thể dùng cho nhiều điểm cấp nước, ví dụ như sen tắm, bồn rửa…

Đặc điểm kỹ thuật:

  • Có bình chứa nước dung tích lớn: Máy nước nóng gián tiếp có dung tích từ 15 đến hơn 100 lít tùy mẫu.
  • Công suất thấp hơn máy trực tiếp: Công suất thường dao động từ 1.500W – 2.500W.
  • Thời gian làm nóng từ 15–30 phút: Sau khi bật máy nước nóng gián tiếp thì mất khoảng 15 – 30 phút sau bạn mới có nước nóng để dùng.
  • Trang bị cách nhiệt tốt và rơ-le nhiệt: Trang bị này giúp giữ nước nóng trong nhiều giờ.

Nguyên lý hoạt động:

  • Làm nóng toàn bộ lượng nước trong bình: Quá trình này sẽ diễn ra trước khi người dùng sử dụng.
  • Tự động ngắt khi đạt nhiệt độ cài đặt: Khi đạt được mức nhiệt độ cài đặt sẽ giúp tiết kiệm điện năng.
  • Cấp nước nóng qua hệ thống trộn: Như đã nói ở mục mô tả trên, bạn có thể dùng nước từ máy này cho nhiều vị trí như sen tắm, bồn rửa.
  • Hoạt động độc lập sau khi làm nóng: Thiết bị có thể ngắt điện khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Ưu điểm của máy nước nóng

1.3. Máy nước nóng năng lượng mặt trời

Đây là loại máy nước nóng đáp ứng xu hướng hiện nay vì sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên, thân thiện môi trường. Cụ thể, máy nước nóng sẽ dùng năng lượng mặt trời để làm nóng nước. Nguyên lý hoạt động của máy là truyền nhiệt qua ống chân không hoặc tấm thu nhiệt. 

Đặc điểm kỹ thuật:

  • Gồm bình bảo ôn, ống thu nhiệt và giá đỡ: Các bộ phần này thường được lắp đặt cố định trên mái nhà.
  • Dung tích phổ biến từ 120 đến 300 lít: Máy nước nóng năng lượng mặt trời đáp ứng nhu cầu cho cả gia đình.
  • Chất liệu inox 304 hoặc hợp kim nhôm: Chất liệu này có tác dụng giúp chống ăn mòn, bền bỉ với thời tiết.
  • Không tiêu thụ điện (hoặc có điện hỗ trợ): Máy nước nóng năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm chi phí vận hành.

Nguyên lý hoạt động:

  • Sử dụng năng lượng mặt trời: Nguyên lý hoạt động của máy là thu nhiệt qua ống chân không hoặc tấm phẳng.
  • Nước nóng theo nguyên lý đối lưu nhiệt: Nguyên lý này có tác dụng giúp nước tự động dâng lên bình chứa.
  • Không cần điện hoặc áp lực nước lớn: Quá trình vận hành sẽ dựa trên chênh lệch trọng lực.
  • Có thể kết hợp thanh điện trở dự phòng: Trong điều kiện trời âm u kéo dài thì người dùng có thể cần dùng thêm thanh điện trở dự phòng.
Ưu nhược điểm máy nước nóng chung

2. Ưu nhược điểm máy nước nóng chung

Khi cân nhắc chọn mua và lắp đặt máy nước nóng, người dùng nên xem xét kỹ về ưu nhược điểm của từng loại máy. Đồng thời, bạn cùng nên  nước nóng dựa trên hiệu suất, độ tiện lợi, độ an toàn, chi phí đầu tư và vận hành.

2.1. Ưu điểm của máy nước nóng

2.1.1. Ưu điểm của máy nước nóng trực tiếp

  • Thời gian làm nóng cực nhanh: Máy nước nóng trực tiếp có ưu điểm quan trọng là không cần chờ đợi nước nóng.
  • Dễ lắp đặt, tiết kiệm không gian: Sản phẩm phù hợp với phòng tắm nhỏ.
  • Chi phí đầu tư thấp: Máy nước nóng trực tiếp có chi phí đầu tư thấp hơn so với các loại máy khác.
  • Trang bị đầy đủ tính năng an toàn: Đặc biệt, máy nước nóng trực tiếp sẽ tự ngắt điện khi quá tải, chống giật.

2.1.2. Ưu điểm của máy nước nóng gián tiếp

  • Cung cấp nước cho nhiều người/máy cùng lúc: Máy nước nóng gián tiếp phù hợp hộ gia đình đông người.
  • Giữ nhiệt lâu: Máy nước nóng gián tiếp được thiết kế để có thể trữ nước nóng dùng từ từ.
  • An toàn khi sử dụng: Máy có cơ chế tự ngắt điện khi tắm.
  • Không yêu cầu áp lực nước quá cao: Bạn có thể dùng được ở các khu vực, địa điểm mà nước đôi khi hoạt động kém hoạt không ổn định.

2.1.3. Ưu điểm của máy nước nóng năng lượng mặt trời

  • Tiết kiệm chi phí điện lâu dài: So với máy gián tiếp và trực tiếp ở trên thì loại dùng năng lượng mặt trời này sẽ không dùng điện hoặc dùng rất ít.
  • Thân thiện với môi trường: Xu hướng hiện nay là tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường. Dùng năng lượng mặt trời như vậy sẽ không phát thải khí độc hại.
  • Công suất lớn: Máy có công suất lớn nên phù hợp với gia đình nhiều người hoặc nhu cầu cao.
  • Tuổi thọ cao: Một máy nước nóng năng lượng mặt trời ó thể sử dụng từ 15 – 20 năm nếu bảo dưỡng tốt.

2.2. Nhược điểm của máy nước nóng

2.2.1. Nhược điểm của máy nước nóng trực tiếp

  • Không dùng được khi điện yếu hoặc mất điện: Điều này có thể làm gián đoạn quá trình sinh hoạt của người dùng.
  • Tiêu thụ điện năng cao: Nếu một ngày sử dụng nhiều lần thì việc tốn nhiều điện năng là lẽ đương nhiên.
  • Không phù hợp nơi nước yếu: Ở những địa điểm có nước yếu thì không thích hợp. Máy sẽ hoạt động trơn tru khi có áp lực nước tốt. 

2.2.2. Nhược điểm của máy nước nóng gián tiếp

  • Kích thước lớn, chiếm diện tích: Máy nước nóng gián tiếp cần không gian lắp đặt hợp lý.
  • Lắp đặt phức tạp hơn: Bạn nên liên hệ kỹ thuật viên có tay nghề để lắp đặt máy nước nóng gián tiếp.
  • Thời gian chờ nước nóng lâu: Máy sẽ không phù hợp với các địa điểm hoặc gia đình có nhu cầu dùng nhanh nước nóng.
  • Chi phí đầu tư cao hơn máy trực tiếp: So với loại trực tiếp ở trên thì chi phí gắn máy gián tiếp được cho là cao hơn, bao gồm cả máy và chi phí thi công đường ống.

2.2.3. Nhược điểm của máy nước nóng năng lượng mặt trời

  • Phụ thuộc vào thời tiết: Hiệu suất của máy có thể giảm vào mùa mưa, ngày âm u.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Thiết bị và lắp đặt của loại máy này có thể cao hơn so với 2 loại trên.
  • Hệ thống cồng kềnh, chiếm diện tích mái nhà: Chính vì thế sẽ không phù hợp căn hộ chung cư.
  • Khó tháo dỡ hoặc di dời: Khi cần thay đổi vị trí hoặc sửa chữa thì tương đối khó khăn.

3. Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng máy nước nóng

Sau khi tìm hiểu ưu nhược điểm máy nước nóng, chúng ta thấy rằng, mỗi loại máy sẽ có ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể cân nhắc lắp đặt loại phù hợp nhé. Có một số điều quan trọng liên quan đến kỹ thuật bạn cần biết để việc sử dụng máy nước nóng được hiệu quả và bền lâu.

  • Áp lực nước: Máy trực tiếp thì cần được lắp đặt ở nơi có áp lực nước ổn định để nước ra đều và nóng nhanh.
  • Công suất máy: Bạn nên lựa chọn loại máy có công suất phù hợp để giúp tiết kiệm điện cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng.
  • Nhiệt độ làm nóng: Tùy vào vùng miền mà nhiệt độ làm nóng của máy được cài đặt sẽ khác nhau. Ví dụ như miền Bắc lạnh thì cần nhiệt độ cao hơn miền Nam.
  • Hệ thống ống dẫn: Lắp đặt ống dẫn cần phải đúng kỹ thuật để tránh rò rỉ và giúp giữ nhiệt tốt.
  • Bơm trợ lực: Với nhà có áp lực nước yếu thì nên dùng bơm trợ lực để đảm bảo máy hoạt động ổn định.

4. Lời khuyên chọn mua và sử dụng máy nước nóng

 Để đảm bảo phù hợp và tiết kiệm chi phí lâu dài, bạn nên xem xét kỹ về các yếu tố sau đây khi chọn mua máy nước nóng cho gia đình hoặc địa điểm kinh doanh… 

  • Diện tích phòng tắm: Nếu phòng tắm nhỏ thì nên chọn máy trực tiếp hoặc loại treo tường nhỏ gọn.
  • Nhu cầu sử dụng: Gia đình có đông người thì nên chọn máy gián tiếp hoặc năng lượng mặt trời.
  • Nguồn điện và khí hậu: Nên ưu tiên máy gián tiếp hoặc có bơm trợ lực nếu nơi bạn sinh sống có điện yếu hoặc miền Bắc lạnh.
  • Thương hiệu uy tín: Để đảm bảo an toàn và độ bền, bạn nên chọn các hãng chất lượng như Rheem, Ariston, Tân Mỹ, Panasonic…
  • Bảo trì định kỳ: Bạn nên tiến hành các bảo trì như vệ sinh thanh điện trở, kiểm tra cảm biến nhiệt, thay gioăng theo định kỳ để giúp thiết bị hoạt động ổn định, tránh nguy cơ cháy nổ.
  • Lắp đặt đúng kỹ thuật: Nên thuê đơn vị chuyên nghiệp để có thể đảm bảo an toàn điện, tránh rò rỉ nước.

Hy vọng các thông tin về thông số kỹ thuật, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm máy nước nóng ở trên có thể giúp người tiêu dùng lựa chọn thiết bị phù hợp, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu bạn còn cần Trung tâm sửa điện tử Suadientu.vn tư vấn hoặc hỗ trợ thêm thông tin lắp đặt, sửa chữa, bảo trì… máy nước nóng, vui lòng liên hệ HOTLINE 0589 030 884

5/5 - (30 bình chọn)