Ngày nay, máy hút ẩm trở thành thiết bị quan trọng giúp kiểm soát độ ẩm và bảo vệ sức khỏe cũng như thiết bị điện tử trong nhiều gia đình và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng không tránh khỏi tình trạng xuất hiện mã lỗi máy hút ẩm. Trong bài viết sau Suadientu.vn sẽ chia sẻ đến bạn bảng mã lỗi máy hút ẩm cùng cách khắc phục chi tiết.
NỘI DUNG
- 1. Mã lỗi máy hút ẩm là gì?
- 2. Tổng hợp các mã lỗi máy hút ẩm thường gặp
- 2.1. Mã lỗi E1 (Cảm biến nhiệt độ môi trường)
- 2.2. Mã lỗi E2 (Cảm biến độ ẩm môi trường)
- 2.3. Mã lỗi E3 (Lỗi pha điện hoặc hệ thống lạnh)
- 2.4. Mã lỗi E4 (Bình nước đầy hoặc lỗi bộ phận nhiệt)
- 2.5. Mã lỗi E5 (Hỏng cảm biến, công tắc nước, bo mạch)
- 2.6. Mã lỗi E6 (Đấu nhầm pha điện)
- 2.7. Mã lỗi C2 (Điện áp không phù hợp)
- 2.8. Mã lỗi C8 (Lỗi dữ liệu tạo ion/vi mạch)
- 2.9. Mã lỗi LO (Độ ẩm môi trường quá thấp)
- 2.10. Mã lỗi AE1 (Rung lắc nhẹ khi khởi động/tắt)
- 2.11. Mã lỗi AE (Khởi động lại quá nhanh)
- 2.12. Lỗi nháy đèn (Động cơ, máy nén, bo mạch)
- 3. Biện pháp hạn chế tình trạng lỗi máy hút ẩm và sử dụng hiệu quả
- 4. Khi nào cần liên hệ dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp?
1. Mã lỗi máy hút ẩm là gì?
Mã lỗi trên các thiết bị, bao gồm máy hút ẩm là thông báo dạng ký hiệu. Cấu trúc bao gồm chữ và số. Mã lỗi thường xuất hiện trên màn hình điều khiển của máy hút ẩm khi thiết bị gặp sự cố.
Các mã lỗi là một phần của hệ thống tự chẩn đoán. Qua đó có thể giúp người dùng dễ dàng nhận biết trục trặc trong quá trình vận hành.
- Các mã lỗi trên thiết bị điện bao gồm máy hút ẩm thường được quy ước khác nhau. Sự khác nhau này tùy theo thương hiệu, dòng sản phẩm hoặc nhà sản xuất.
- Khi máy hiện lỗi có nghĩa là đang có một hoặc nhiều bộ phận bên trong đang gặp vấn đề. Ví dụ như cảm biến, block làm lạnh, mô tơ, bo mạch…
- Việc có thể nhận biết mã lỗi sớm và tiến hành xử lý đúng cách sẽ giúp thiết bị hoạt động ổn định. Đồng thời qua đây cũng có thể giúp kéo dài tuổi thọ và tránh chi phí sửa chữa không đáng có.
2. Tổng hợp các mã lỗi máy hút ẩm thường gặp
Dưới đây là tổng hợp những mã phổ biến nhất mà máy hút ẩm báo lỗi, kèm theo đó là nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết:
2.1. Mã lỗi E1 (Cảm biến nhiệt độ môi trường)
Mã E1 trên máy hút ẩm thường là tín hiệu cho thấy đang có sự cố ở bộ phận cảm biến nhiệt độ môi trường.
- Nguyên nhân: Mã lỗi E1 máy hút ẩm thường xuất phát từ nguyên nhân chính là cảm biến không hoạt động. Ngoài ra E1 cũng có thể do cảm biến bị hỏng, bị ngắn mạch.
- Cách khắc phục: Để khắc phục lỗi E1 trên máy hút ẩm, người dùng cần kiểm tra, đo, và thay mới bộ phận cảm biến nhiệt độ. Ngoài ra, người dùng cũng cần kiểm tra cáp kết nối hoặc thay cáp cảm biến.
2.2. Mã lỗi E2 (Cảm biến độ ẩm môi trường)
Mã E2 cũng là một trong các mã lỗi phổ biến máy hút ẩm. Nó báo hiệu sự cố ở bộ phận cảm biến độ ẩm môi trường. Có một ghi chú là lỗi E2 ở máy hút ẩm thương hiệu Sharp thường liên quan bộ phận lọc tạo ẩm.
- Nguyên nhân: Cảm biến của máy hút ẩm có thể đã bị hỏng, bị ngắn mạch dẫn đến lỗi E2. Ngoài ra lỗi E2 cũng có thể xảy ra do lỗi bộ phận lọc tạo ẩm (Sharp).
- Cách khắc phục: Để khắc phục máy hút ẩm báo lỗi E2 thì cần kiểm tra cảm biến, dây cáp, thay thế nếu cần. Riêng đối với máy hút ẩm của thương hiệu Sharp thì cần kiểm tra khay ẩm, bình nước và đặt lại đúng vị trí.
2.3. Mã lỗi E3 (Lỗi pha điện hoặc hệ thống lạnh)
Theo bảng mã lỗi máy hút ẩm thì mã E3 có thể có nhiều nguyên nhân tùy loại máy. Dưới đây là nguyên nhân lỗi E3 của một số thương hiệu nổi tiếng và phổ biến về máy hút ẩm:
- Nguyên nhân (Loại máy công nghiệp và 3 pha): Lỗi E3 có thể là do sai lệch thứ tự pha, mất pha, lắp đặt sai thứ tự dòng điện, đấu nhầm pha điện sau khi cấp nguồn. Lưu ý là lỗi này không dùng cho máy hút ẩm có điện áp 220V.
- Nguyên nhân (Máy Mitsubishi): Lỗi E3 trên các máy hút ẩm của hãng Mitsubishi có lỗi hệ thống làm lạnh, động cơ làm lạnh hoặc máy nén hoạt động bất thường. Giải thích cụ thể hơn là việc điện dung máy nén khí hỏng, tắc piston, vòng lặp trên vòng bi hỏng hoặc cũng có thể là do hết dung môi làm lạnh. Ngoài ra lỗi E3 còn có thể là do máy hút ẩm Mitsubishi có động cơ làm lạnh gặp trục trặc (bị hỏng điện, trục kẹt hoặc vòng lặp hỏng).
Tương ứng với từng nguyên nhân gây ra lỗi E3 ở từng sản phẩm máy hút ẩm sẽ có các cách khắc phục khác nhau:
- Cách khắc phục (Lỗi pha): Trong trường hợp này bạn nên liên hệ nhà cung cấp để kiểm tra, hoán đổi lại thứ tự các pha, đổi lại 2 trong 3 pha đầu vào rồi cấp lại nguồn.
- Cách khắc phục (Mitsubishi): Lỗi E3 trên máy hút ẩm Mitsubishi có thể được khắc phục bằng cách thay điện dung (thường sẽ dùng loại lớn hơn nếu tắc piston). Ngoài ra bạn cũng cần tiến hành đổi mô tơ, thay máy nén mới hoặc sửa lỗi rò rỉ rồi thêm dung môi làm lạnh.
Khi gặp phải tình trạng mã lỗi máy hút ẩm – lỗi E3, bạn lưu ý: Đây thường là lỗi nghiêm trọng và cần thợ chuyên môn.
2.4. Mã lỗi E4 (Bình nước đầy hoặc lỗi bộ phận nhiệt)
- Nguyên nhân: Máy hút ẩm báo lỗi E4 thường là dấu hiệu báo bình chứa nước thải đã đầy. Đối với các máy hút ẩm của thương Sharp và Fujie thì lỗi E4 có thể là lỗi hệ thống làm nóng lạnh do thanh đốt nóng hoặc biến trở gặp trục trặc.
- Cách khắc phục: Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách tháo bình chứa, xả hết nước thải và đặt bình lại đúng vị trí.
Riêng đối với máy hút ẩm của Sharp thì lỗi E4 được khắc phục bằng cách kiểm tra lại cảm biến dàn, cảm biến phòng. Nếu như máy báo lỗi đã cũ thì nên thay mới các cảm biến này.
2.5. Mã lỗi E5 (Hỏng cảm biến, công tắc nước, bo mạch)
Mã E5 trên máy hút ẩm là lỗi thường xuất hiện. Nó liên quan đến vấn để hư hỏng của cảm biến, công tắc nước hoặc bo mạch.
- Nguyên nhân: Lỗi E5 thường là mã lỗi xuất hiện do các nguyên nhân như: Hỏng cảm biến, hỏng công tắc báo mực nước đầy, hỏng bo mạch điện tử. Riêng đối với máy hút ẩm Mitsubishi thì lỗi E5 có thể là do độ ẩm môi trường quá cao làm khay nước đầy nhanh.
- Cách khắc phục: Để xử lý tình trạng lỗi E5, người dùng cần kiểm tra khay chứa nước và đổ nếu đầy. Kế đến là kiểm tra công tắc khay nước và thay nếu hỏng. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra cảm biến bằng đồng hồ và thay nếu hỏng. Riêng đối với Mitsubishi báo lỗi E5 thì bạn cần khắc phục bằng cách di chuyển máy đến nơi khô ráo, thoáng mát và tránh thiết bị sinh nhiệt.
Lưu ý: Nếu như E5 trên máy hút ẩm là do lỗi bo mạch thì bắt buộc bạn nên gọi thợ chuyên nghiệp.
2.6. Mã lỗi E6 (Đấu nhầm pha điện)
- Nguyên nhân: Mã E6 trên máy hút ẩm có thể là báo hiệu người dùng đấu nhầm pha điện sau khi cấp nguồn cho máy. Khi lỗi E6 xuất hiện thì máy hút ẩm có thể sẽ dừng hoạt động.
- Cách khắc phục: Để can thiệp sự cố lỗi E6 trên máy hút ẩm thì nên đổi lại 2 trong 3 pha đầu vào rồi cấp lại nguồn cho thiết bị. Đây là lỗi có liên quan điện, thế nên trong quá trình can thiệp cẩn thận hoặc nhờ thợ sửa chữa.
2.7. Mã lỗi C2 (Điện áp không phù hợp)
Lỗi C2 trên máy hút ẩm thường xảy ra khi máy hút ẩm không được cấp điện áp phù hợp.
- Nguyên nhân: Máy hút ẩm xuất hiện lỗi C2 có thể là do nguồn điện đáp ứng không phù hợp hoặc vấn đề với cấu hình/bộ điều khiển thiết bị.
- Cách khắc phục: Người dùng tiến hành kiểm tra nguồn điện để khắc phục lỗi C2. Bạn cần đảm bảo điện áp phù hợp. Nếu như lỗi C2 cần đến việc kiểm tra cấu hình hoặc bộ điều khiển mới có thể khắc phục được thì bạn nên liên hệ thợ sửa máy hút ẩm tại nhà đến tận nơi để hỗ trợ nhé.
2.8. Mã lỗi C8 (Lỗi dữ liệu tạo ion/vi mạch)
- Nguyên nhân: Mã C8 ở máy hút ẩm có thể là lỗi dữ liệu tạo ion. Nếu như lỗi C8 kèm đèn báo tốc độ quạt nhấp nháy (đặc biệt trên các máy hút ẩm Sharp) thì có nghĩa là lỗi cả phần vi mạch.
- Cách khắc phục: Bạn khắc phục lỗi C8 bằng cách tắt máy, rút phích cắm, chờ một lát rồi cắm lại. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ bộ lọc tạo Ion, thử vận hành lại. Nếu như không được thì nên thay bộ tạo Ion mới (đối với máy hút ẩm Sharp). Còn lỗi C8 liên quan đến lỗi vi mạch thì khá nghiêm trọng. Thế nên bạn cần mang thiết bị đến trung tâm bảo dưỡng hoặc gọi thợ chuyên nghiệp đến hỗ trợ tận nhà.
2.9. Mã lỗi LO (Độ ẩm môi trường quá thấp)
- Nguyên nhân: Mã lỗi máy hút ẩm – LO sẽ hiển thị khi độ ẩm môi trường quá thấp. Thông thường độ ẩm sẽ bị dưới 30%.
- Cách khắc phục: Trong trường hợp này người dùng không nên sử dụng máy hút ẩm vào thời điểm này. Thay vào đó, bạn nên tắt máy và khởi động lại khi cần thiết.
2.10. Mã lỗi AE1 (Rung lắc nhẹ khi khởi động/tắt)
- Nguyên nhân: Mã AE1 trên máy hút ẩm thường đi kèm với hiện tượng rung lắc nhẹ khi máy khởi động hoặc tắt nguồn. Đây là tình trạng bình thường ở một vài loại máy hút ẩm. Thế nên bạn cũng không cần quá lo lắng khi gặp mã lỗi phổ biến máy hút ẩm này.
- Cách khắc phục: Để hạn chế tình trạng xuất hiện mã lỗi AE1 thì bạn nên đặt máy ở nơi bằng phẳng và chắc chắn. Người dùng cần tránh tình trạng rung lắc quá mức ảnh hưởng máy nén bên trong thiết bị.
2.11. Mã lỗi AE (Khởi động lại quá nhanh)
- Nguyên nhân: Mã AE trên máy hút ẩm có thể là do máy được khởi động lại quá nhanh ngay sau khi tắt.
- Cách khắc phục: Bật lại máy hút ẩm sau ít nhất 3 phút. Điều này để bảo vệ bộ phận máy nén. Với cách này thì máy của bạn sẽ hoạt động lại bình thường.
2.12. Lỗi nháy đèn (Động cơ, máy nén, bo mạch)
Cũng có trường hợp máy hút ẩm báo lỗi bằng cách nháy đèn và không hiển thị mã cụ thể.
- Nguyên nhân: Việc nháy đèn như thế có thể là do lỗi động cơ, lỗi máy nén hoặc lỗi bo mạch.
- Cách khắc phục: Các lỗi này trên máy hút ẩm khá phức tạp. Thế nên người dùng nếu không chuyên môn thì không nên tự sửa để tránh hỏng nặng hơn. Đồng thời, bạn nên gọi thợ sửa máy hút ẩm chuyên nghiệp để hỗ trợ.
3. Biện pháp hạn chế tình trạng lỗi máy hút ẩm và sử dụng hiệu quả
3.1. Lưu ý chung khi sử dụng
- Tuân thủ hướng dẫn: Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi vận hành. Điều này là để giúp tránh sai thao tác gây lỗi, kéo dài tuổi thọ máy.
- Không vận hành liên tục: Máy hút ẩm cũng cần thời gian nghỉ để tránh quá tải và thiếu oxy trong phòng.
- Đóng kín không gian: Bạn nên đóng kín cửa, tắt quạt trong quá trình sử dụng để máy hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện.
- Vị trí đặt máy đúng cách: Nên đặt máy hút ẩm ở nơi bằng phẳng, cách tường ít nhất 20–50cm. Điều này cũng giúp tránh rung lắc và cản gió.
- Tránh tiếp xúc với nước: Lưu ý này rất quan trọng vì nó giúp ngăn nguy cơ chập điện, hỏng vi mạch.
- Không gần thiết bị sinh nhiệt: Bạn nên tránh đặt máy hút ẩm gần các thiết bị sinh nhiệt vì nó ảnh hưởng đến cảm biến và tuổi thọ máy.
- Không đặt dưới nền ẩm: Máy hút ẩm không nên đặt dưới nền ẩm để tránh rò rỉ điện và hư hỏng linh kiện.
- Lắp đúng các bộ phận: Bạn nên đảm bảo sao cho thiết bị có thể hoạt động ổn định và tránh lỗi cơ bản.
- Ưu tiên chế độ chờ: Bạn nên giữ ổn định nguồn điện và tăng độ bền thiết bị.
3.2. Vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ
Việc vệ sinh cũng như bảo dưỡng máy hút ẩm định kỳ vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sử dụng thiết bị. Điều này giúp duy trì hiệu suất, hạn chế lỗi phát sinh và kéo dài tuổi thọ thiết bị.
- Lau chùi thường xuyên: Bụi bẩn bám vào thân máy hút ẩm và khe gió có thể sẽ làm cản trở luồng không khí. Từ đó khiến máy hoạt động kém hiệu quả và dễ nóng. Thế nên bạn cần lau chùi thường xuyên thiết bị.
- Vệ sinh màng lọc định kỳ (1–2 lần/tháng): Bởi vì màng lọc là nơi giữ lại bụi và vi khuẩn. Nếu như màng lọc bị bẩn sẽ gây mùi. Từ đó làm giảm khả năng hút ẩm và tăng điện năng tiêu thụ. Thế nên bạn cần dùng nước ấm và chất tẩy chuyên dụng để vệ sinh, sau đó thì hãy lau khô.
- Làm sạch lưới chắn bụi và quạt: Lưới chắn bụi có thể giúp ngăn dị vật xâm nhập vào máy hút ẩm. Thế nên cần phải làm sạch lưới chắn bụi. Quạt cũng cần sạch và bôi trơn định kỳ để giảm tiếng ồn cũng như giúp lưu thông khí ổn định hơn.
- Vệ sinh ống dẫn nước: Bạn nên tránh tình trạng tắc ống gây tràn nước. Điều này có thể dẫn đến lỗi cảm biến hoặc rò rỉ.
- Bảo dưỡng block và hệ thống làm lạnh: Đây chính là các bộ phận quan trọng và dễ hỏng nếu như không được kiểm tra định kỳ. Để can thiệp tình trạng này bạn nên gọi thợ kỹ thuật bảo dưỡng theo chu kỳ 6–12 tháng/lần hoặc khi máy có dấu hiệu bất thường.
4. Khi nào cần liên hệ dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp?
Nhiều mã lỗi máy hút ẩm đơn giản bạn có thể tự khắc phục tại nhà. Ví dụ như sự cố đổ nước, vệ sinh lọc, đặt lại vị trí… Tuy nhiên có những trường hợp bạn cần gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người dùng cũng như thiết bị. Cụ thể hãy gọi dịch vụ chuyên nghiệp khi gặp các lỗi liên quan đến:
- Bo mạch điện tử.
- Máy nén (Block).
- Hệ thống làm lạnh (thiếu gas, rò rỉ).
- Động cơ quạt hoặc quạt bị hỏng nặng.
- Lỗi về nguồn điện (đấu nhầm pha, điện áp không phù hợp…).
- Các lỗi phức tạp không thể tự chẩn đoán hoặc khắc phục.
- Khi máy hút ẩm báo lỗi nghiêm trọng như C1, C4, C5, C6, C8 (đối với máy hút ẩm hiệu Sharp), E3 (đối với máy hút ẩm hiệu Mitsubishi liên quan hệ thống lạnh).
Việc tự ý can thiệp sâu vào máy hút ẩm có thể làm cho thiết bị bị hỏng nặng hơn hoặc mất bảo hành.
Trên đây là đầy đủ và chi tiết về mã lỗi máy hút ẩm. Với từng mã lỗi chúng ta cũng đã phân tích về các nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Lưu ý là có một số mã lỗi không nên tự ý khắc phục nếu không có kỹ năng chuyên môn. Bạn có thể liên hệ dịch vụ sửa chuyên nghiệp như Suadientu.vn qua HOTLINE 0589 030 884 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.